Quản trị khách sạn: sức hút từ ngành “công nghiệp không khói”

Quản trị Khách sạn được xem là ngành học không bao giờ “lỗi thời” vì dù kinh tế có lạm phát đến mấy thì mọi người vẫn luôn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng trong năm.

 

Thiết kế mỹ thuật số: ngành học của những bạn trẻ đam mê sáng tạo

Tìm hiểu về ngành truyền thông đa phương tiện

 

 

 

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển khối ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn tăng mạnh theo từng năm. Nhu cầu nhân lực ở các ngành này vì thế cũng ngày một lớn, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở cấp bậc quản lý.

 

Quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là việc quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Công việc chính bao gồm giám sát hoạt động của các bộ phận (tiền sảnh, bếp, phục vụ phòng…), lập các báo cáo kết quả tài chính, giải quyết khiếu nại của khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý tỉ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm… nhằm bảo đảm doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Đồng thời, người quản lý phải có chiến lược tiếp thị để thu hút khách hàng, tạo ra lợi nhuận cao nhất cho khách sạn.

 

Sinh viên học quản trị khách sạn ra làm gì?

Ngành quản trị khách sạn được đánh giá là một trong những ngành hot và được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển. Bởi hiện nay, ngành quản trị khách sạn là một trong những ngành có cơ hội việc làm lớn, mức lương lý tưởng,..

 

Hằng năm, nước ta đón hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch trong nước. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, tạo lợi thế cho ngành khách sạn phát triển, hàng trăm công  ty du lịch, các khách sạn mọc lên. Điều này đã mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành quản trị khách sạn.

 

Sinh viên học ngành quản trị khách sạn, sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm nộp hồ sơ, ứng tuyển các vị trí công việc như: Trở thành chuyên viên kinh doanh tại các nhà hàng, chuyên viên phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch, quản lý, trưởng bộ phận điều phối nhân sự, lập kế hoạch, hay giám độc điều hành khách sạn, công ty du lịch, giảng viên ngành quản trị du lịch,..

 

Làm việc tại các công ty du lịch, doanh nghiệp làm về du lịch, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, Resort, các tổ chức sự kiện, truyền thông, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo ngành quản trị khách sạn. Hay làm việc tại các cơ sở ban, ngành,..ở bộ phận du lịch.

 

 

Hiện nay cả nước có 420.000 lao động liên quan trực tiếp đến ngành Du lịch, năm 2015 cả nước cần 620.000 lao động và năm 2020 là 870.000. Như vậy nhu cầu nhân lực trong ngành “công nghiệp không khói” này sẽ trở nên rất “hot” trong thời gian tới.

 

Thu nhập của nghề quản lý nhà hàng – khách sạn là khá cao, 10 – 18 triệu/tháng đối với những khách sạn cỡ trung, còn ở những khách sạn hạng 4 – 5 sao, thu nhập có thể đạt từ 2.000 USD/tháng trở lên. Bên cạnh đó còn có nhiều khoản thu nhập khác như thưởng doanh thu, đi du lịch nước ngoài, tham gia các đợt tập huấn.

 

Ngành Quản trị khách sạn tại Đại học FPT Cần Thơ

Từ nền tảng kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyên ngành này đi sâu về kỹ năng thực tiễn và kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác quản lý du lịch nói chung, quản trị công ty du lịch, khách sạn – nhà hàng nói riêng. Kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: Lễ tân, Buồng, Ăn uống, Kỹ năng về giám sát và các môn học chuyên ngành hẹp như Quản trị lưu trú, Quản trị nhà hàng và Quản trị hội nghị, hội thảo…  nhằm đào tạo kiến thức cho người học về thị trường kinh doanh khách sạn, các biến động và xu hướng của thị trường giúp cho doanh nghiệp quản lý được sự thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh.

 

Chương trình được thiết kế dựa trên các khung đào tạo về Quản trị khách sạn của Thụy Sĩ và Malaysia.

 

 

Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình

Chương trình đào tạo ngành “Quản trị khách sạn” của đại học FPT được xây dựng trên cơ sở đón đầu xu hướng chuẩn hóa đội ngũ nhân viên trong ngành khách sạn tại Việt Nam. Môi trường học tập năng động, cơ sở thực hành đầy đủ, phương pháp giảng dạy tiên tiến gắn liền với thực tiễn. Sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn tự tin, thích nghi cao trong môi trường làm việc quốc tế và nhịp sống năng động ngày nay. Với những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp được đào tạo, bạn sẽ trở thành người có khả năng làm việc chuyên nghiệp dưới áp lực cao, biết tổ chức, đào tạo, đàm phán, thuyết trình và quản lý được công việc của cá nhân và tập thể trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ bình dân đến cao cấp.

 

Sinh viên được thực hành qua các học phần và học tập tại doanh nghiệp trong giai đoạn OJT. Quá trình thực hành và làm việc thực tế không chỉ giúp sinh viên cũng cố, phát triển nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn tạo được mối liên lạc, mạng lưới với doanh nghiệp. Quá đó góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.

 

Đại học FPT Cần Thơ đang tuyển sinh chuyên ngành Quản trị khách sạn với các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01(Toán – Lý – Anh), D1(Toán – Văn – Anh), D96 (Toán – Anh – KHXH).

 

 

Năm 2019, Đại học FPT Cần Thơ áp dụng 3 phương thức tuyển sinh:

  1. Tham dự kỳ thi sơ tuyển ngày 14/7/2019

Để trở thành tân sinh viên của Trường Đại học FPT Cần Thơ, các thí sinh cần tham dự và trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển của Trường vào ngày 14/7/2019.

  1. Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2019

Điều kiện trúng tuyển xét theo phương thức xét tuyển kết quả THPT Quốc gia 2019:

Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT Cần Thơ.

Bên cạnh đó, cộng điểm ưu tiên xét tuyển vào trường cho các thí sinh đăng ký Đại Học FPT Cần Thơ trong kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1 của Bộ GD&ĐT: Nguyện vọng 1,2,3: cộng 3 điểm ưu tiên. Như vậy, thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển này chỉ cần đạt được tổng điểm 18 điểm trong tổ hợp môn tương ứng trong kỳ thi THPT năm 2019 thì sẽ có thể trúng tuyển vào Ngành Ngôn ngữ Nhật – Anh tại Đại học FPT Cần Thơ.

  1. Xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT

Điều kiện trúng tuyển xét theo phương thức xét học bạ THPT:

Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT Cần Thơ.

 

Hồ sơ nhập học bao gồm: - Phiếu nhập học; - Phí đăng ký nhập học và Học phí - 02 bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời); - 01 phiếu điểm gốc kỳ thi THPT Quốc gia 2019; - 02 bản sao chứng thực Học bạ THPT; - 02 bản sao chứng thực CMND; - 02 ảnh 3×4; - 01 bản sao chứng thực Giấy khai sinh; - Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (nếu có).

 

🔽 3 CÁCH NỘP HỒ SƠ VÀO ĐẠI HỌC FPT CẦN THƠ

(1) Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh Trường ĐH FPT Cần Thơ, Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

(2) Gửi qua đường bưu điện Địa chỉ: Văn phòng tuyển sinh, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

(3) Nộp hồ sơ trực tuyến tại đường link: http://dangky.fpt.edu.vn/

 

Tin tức Liên quan