Những mẹo giúp sinh viên quản lý tiền hiệu quả, tránh hết tiền vào cuối tháng

Sinh viên được bố mẹ chu cấp tiền hàng tháng, sống xa nhà nên dễ dẫn tới việc tiêu tiền quá tay, phung phí. Hệ quả là đến cuối tháng nhiều bạn không còn tiền trong ví, không còn tiền ăn, phải vay mượn... Điều này dần trở thành thói quen và có thể biến bạn trở thành "con nợ" trong cả những tháng năm Đại học.  

Tân sinh viên lựa chọn ĐH FPT Cần Thơ vì điều gì?

Tân sinh viên cần làm gì để vượt qua các mức tiếng anh?

ƯỚC TÍNH KHOẢN CHI TIÊU

 

Khi nhận được tiền trợ cấp hàng tháng từ bố mẹ, các sinh viên nên vạch rõ ràng kế hoạch của tháng đó. Chẳng hạn như bạn ước tính tháng này chỉ được tiêu hết chừng này, còn chừng này sẽ để dành đến cuối tháng. Khoản đó bạn cất trong thẻ ATM hoặc để dành ở một chỗ khác (không phải trong ví). Càng ước đoán chi tiêu vào đầu mỗi tháng chính xác bao nhiêu thì số tiền tiết kiệm được càng nhiều.

 

SẮP XẾP CÁC KHOẢN SẮP CHI TIÊU THEO MỨC ĐỘ

 

Một cách để bạn quản lý tài chính nữa là sắp xếp các khoản sắp chi tiêu theo mức độ cần thiết. Hãy xác định những gì thật sự quan trọng trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền để mua chúng. Chẳng hạn như tiền quan trọng nhất chính là tiền nhà trọ rồi đến tiền ăn hàng ngày, tiền xăng xe... Nhớ rằng nên tiêu tiền những vào những việc cần thiết nhất trước.

 

 

SUY NGHĨ THẬT KỸ TRƯỚC KHI TIÊU TIỀN

 

Chắc chắn bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mua một thứ gì đó. Đừng cao hứng bất chợt ẵm về những món đồ không cần thiết để rồi cuối tháng ăn mì gói.  Có mua sắm thì nên mua những thứ thật cần đừng mua vì đua đòi, vì bạn bè có mình không có... bởi đến cuối tháng bạn cũng chẳng thể gặm chúng mà ăn được.

 

GHI CHÉP LẠI NHỮNG KHOẢN ĐÃ TIÊU

 

Việc ghi chép lại các khoản chi tiêu từng ngày, từng tháng là một việc làm mang tính khoa học. Bởi vì chỉ có như thế bạn mới kiểm soát được xem mình đã bỏ tiền ra cho những khoản nào, tiêu nhiều tiền nhất, phung phí nhất ở đâu. Hoạt động ghi chép giúp sinh viên lên phương án khi bị tiêu quá tay và cũng rút kinh nghiệm được cho những tháng sau.

 

NÊN CÓ MỘT KHOẢN DỰ PHÒNG

 

Đến cuối tháng hết tiền, thì khoản dự phòng sẽ là cứu cánh cho bạn sống qua ngày thay vì lại tiếp tục ngửa tay xin tiền bố mẹ. Ngoài ra, khoản dự phòng còn giúp bạn đối phó với những tình huống bất chợt xảy ra như tiền giáo trình, tiền đám cưới, tiền sửa xe... Còn nếu cuối tháng không dùng đến thì đây sẽ trở thành số tiền tiết kiệm cho bạn đấy.

Tin tức Liên quan