Triển vọng nghề nghiệp

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Theo Báo cáo Nghiên cứu từ Công ty Bain & Company, số lượng người tiêu dùng trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á đã tăng đến 2,8 lần, từ 90 triệu người năm 2015 đến 250 triệu người vào năm 2018. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng 6,5 lần đến 24,4 tỷ USD trong năm 2025 về mức độ chi tiêu trực tuyến, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Trong một thống kê từ Google, đến năm 2025, giá trị thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 25 tỷ đô, là một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Theo khảo sát, Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ nhân sự chuyên về thương mại điện tử cao nhất (chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát), kế đến là lĩnh vực giải trí 47%, lĩnh vực xây dựng có 23%,… Trong tương lai, nhu cầu này sẽ còn tăng lên khi Việt Nam đang là một quốc gia phát triển mạnh về công nghệ thông tin và nhu cầu sử dụng điện thoại, internet. Với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử trong tương lai, dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành sẽ tăng mạnh trong những năm tới, mở ra cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên mới tốt nghiệp.

Học ngành này làm nghề gì?

  • Chuyên viên kinh doanh trực tuyến: ứng dụng Thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến, tăng khả năng kinh doanh;

  • Chuyên viên marketing online: thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp cận khách hàng mục tiêu;

  • Chuyên viên tư vấn: Hoạch định chính sách phát triển hệ thống TMĐT, xây dựng và bảo trì các dự án Thương mại điện tử, chiến lược Quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử;

  • Chuyên viên Thương mại điện tử: xây dựng các hệ thống giao dịch TMĐT, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…);

  • Giám đốc thông tin (CIO), giám đốc E- Marketing;

  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;

  • Giảng dạy đào tạo: Cán bộ giảng dạy nghiên cứu và ứng dụng Thương mại điện tử;

  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;

  • Khởi nghiệp doanh nhân: xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý tưởng thành hiện thực...

     

VÌ SAO HƠN 50.000 SINH VIÊN LỰA CHỌN ĐH FPT?

100% Sinh viên được nhà tuyển dụng chào đón
100% Sinh viên được học tập bằng tiếng Anh
100% Sinh viên có cơ hội trải nghiệm môi trường quốc tế
19% Cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài
9.8%Cựu sinh viên trở thành lãnh đạo, quản lý
5% Sinh viên khởi nghiệp ngay từ khi còn đi học

bạn đã sẵn sàng để trở thành sinh viên đại học fpt?

thí sinh lựa chọn 1 trong 2 
phương thức tuyển sinh

Xét học bạ lớp 11 và HK1 lớp 12
Xét điểm thi Kỳ thi THPT Quốc gia

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Họ và tên *
Số điện thoại *
Ngày sinh *
RadDatePicker
RadDatePicker
Open the calendar popup.
Tỉnh thành *
Trường *
Chuyên ngành *
Nơi đăng ký *