Động lực và kỳ vọng mới của ngành du lịch Việt Nam

Những năm gần đây, ngành du lịch việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được những động lực và kỳ vọng phát triển mới, tích cực và mạnh mẽ.

 

Năm 2018, du lịch Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017, phục vụ hơn 80 triệu lượt khách trong nước, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng và là năm thứ ba liên tiếp, du lịch Việt Nam liên tục thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới. Cũng năm này, lần đầu tiên Việt Nam được trao tặng giải thưởng “Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới-World Travel Awards (WTA) khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2018.

 

Nửa đầu năm 2019, Việt Nam đã đón hơn chín triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm trước và hứa hẹn một năm tạo đỉnh kỷ lục mới về thu hút du khách quốc tế. Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN hằng năm đã được tổ chức thành công trong tháng 1-2019 tại Hạ Long, đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi mới trong phát triển chuỗi sản phẩm du lịch ASEAN và quảng bá Việt Nam như là điểm đến đẹp, thân thiện, an toàn.

 

Khách nước ngoài tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: TUYẾT LOAN

 

Xem thêm: Ngành Du lịch cần gì? Làm thế nào để thành HDVDL? 

 

Theo đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông - Nam Á, đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD; Giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; Ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp, với 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng du lịch.

 

Ngày càng nhiều địa phương, như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Huế, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang… đã và đang tăng cường quản lý điểm đến, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách, xử lý các tour 0 đồng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và góp phần cùng cả nước phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững, theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia.

 

Động lực và kỳ vọng đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa được cộng hưởng và lan tỏa từ xu hướng ngày càng nhiều tập đoàn, công ty, nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế tăng cường đầu tư xây dựng những khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch cao cấp, trực tiếp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

 

Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ mở cửa với quốc tế, trong đó yêu cầu về thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân 22 nước, so với ở Thái-lan là 61, ở Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước). Việc mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực và áp dụng cấp thị thực điện tử trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và an toàn là một bước tiến mới và thước đo trong hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới nhận thức, tư duy, tạo động lực và kỳ vọng mới về phát triển du lịch Việt trong hội nhập quốc tế...

TS NGUYỄN MINH PHONG

 

Xem thêm: Ngành Du lịch thi khối nào?

 

Năm 2019, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh các ngành:

- Quản trị kinh doanh, bao gồm các chuyên ngành:

- Ngôn ngữ Anh - Trung;

- Ngôn ngữ Nhật - Anh;

- Ngôn ngữ Hàn - Anh;

- Công nghệ thông tin, bao gồm các chuyên ngành:

  • Kỹ thuật phần mềm;
  • Trí tuệ nhân tạo;
  • An toàn thông tin;
  • Thiết kế mỹ thuật số.

 

Hồ sơ nhập học bao gồm:

- Phiếu nhập học;

- Phí đăng ký nhập học và Học phí

- 01 bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp THPT (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời);

- 01 phiếu điểm gốc kỳ thi THPT Quốc gia 2019;

- 01 bản sao chứng thực Học bạ THPT;

- 01 bản sao chứng thực CMND;

- 01 ảnh 3×4;

- 01 bản sao chứng thực Giấy khai sinh;

- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (nếu có).

 

Để trở thành tân sinh viên của Trường Đại học FPT Cần Thơ, các thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức xét tuyển sau:

 

1. Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2019

Điều kiện trúng tuyển xét theo phương thức xét tuyển kết quả THPT Quốc gia 2019:

Tổng điểm 3 môn đạt 18 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2019 xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT Cần Thơ.

 

Bên cạnh đó, cộng điểm ưu tiên xét tuyển vào trường cho các thí sinh đăng ký Đại Học FPT Cần Thơ: Nguyện vọng 1,2,3: cộng 3 điểm ưu tiên. Như vậy, thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển này chỉ cần đạt được tổng điểm 15 điểm trong tổ hợp môn tương ứng trong kỳ thi THPT năm 2019 thì sẽ có thể trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ.

 

2. Xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT

Điều kiện trúng tuyển xét theo phương thức xét học bạ THPT:

Tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT Cần Thơ.

 

🔽 3 cách nộp hồ sơ vào Đại học FPT Cần Thơ

(1) Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh

Trường ĐH FPT Cần Thơ, Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

(2) Gửi qua đường bưu điện

Địa chỉ: Văn phòng tuyển sinh, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

(3) Nộp hồ sơ trực tuyến tại đường link: http://dangky.fpt.edu.vn/

 

Tin tức Liên quan