Chàng nam sinh An Giang sở hữu hàng chục ứng dụng đình đám hàng triệu người dùng
Sở hữu vóc dáng nhỏ nhắn và đậm chất miền Tây, nhưng khối lượng kiến thức và khả năng của chàng trai này dường như tỷ lệ nghịch với vóc dáng. Ngay từ năm nhất Lê Duy đã sở hữu những ứng dụng “đình đám” như ứng dụng giả lập máy tính Casio hay ứng dụng lập trình Pascal với lượng users lên đến hàng triệu trên khắp thế giới.
Ngoài ra còn khoảng hơn 10 ứng dụng học thuật dành cho đối tượng riêng biệt đang có vài trăm ngàn đến cả triệu người dùng. Tất cả đều là những ứng dụng do bạn tự thiết kế và lập trình.
Đó là Trần Lê Duy, đến từ An Giang là sinh viên K14 ngành Kỹ Thuật Phần Mềm của Đại học FPT.
Sở hữu BST ứng dụng triệu Users
Ứng dụng đình đám nhất của Duy chính là Ứng dụng giả lập máy tính Casio, được phát hành sau khoảng 6 tháng nghiên cứu và lập trình. Vừa sử dụng vừa sửa lỗi và cập nhật, đến nay, ứng dụng này đã hơn 5 triệu người dùng và được dịch ra gần 20 ngôn ngữ trên thế giới cho HĐH Android. Ứng dụng Máy tính Casio của Trần Lê Duy có các tính năng từ cơ bản đến nâng cao như: Hệ thống đầy đủ tất cả công thức toán học, tài liệu theo chương trình của bộ giáo dục, được tổ chức khoa học cho người dùng dễ sử dụng, vẽ đồ thị, chuyển đổi đơn vị, đặc biệt là chụp hình biểu thức và giải ra kết quả. Ứng dụng nhận được sự đánh giá cao, tạo hài lòng và yêu thích cho hầu hết người dùng.
Bên cạnh đó, Duy cũng cho ra đời phần mềm lập trình Pascal cho học sinh THPT, đặc biệt là những bạn không có máy tính, sau 7 tháng tự tìm hiểu, nghiên cứu và lập trình. Sau đó Duy tiếp tục vừa cập nhật vừa sửa lỗi cho đến khi hoàn thiện tổng thời gian là khoảng 1,5 năm. Đến nay, ứng dụng này đã có hơn 1 triệu người dùng, đa số là học sinh Việt Nam.
Đam mê CNTT và khả năng tự học
Ngay từ cấp 2, Duy đã có niềm yêu thích đặc biệt với CNTT. Nhà ở quê không có nhiều điều kiện mua máy tính nhưng rất đam mê lập trình nên bạn đã ấp ủ ý tưởng làm các ứng dụng trên điện thoại cho mình và bạn bè sử dụng. Đến năm lớp 10, được ba mẹ sắm cho máy tính, Duy bắt tay vào tự nghiên cứu kiến thức trên mạng, và thực hiện ý tưởng.
Duy chia sẻ: “Mình bắt đầu mọi thứ từ con số 0. Không có kiến thức cũng không có điều kiện, nên mọi thứ mình phải tự lên mạng tìm hiểu và học. May mắn cho mình nữa là Kiến thức trong trường Đại học FPT là nền tảng và gần với những gì mình tự nghiên cứu. Vì thế mình đi học rất nhàn, về nhà thì mình có thời gian nghiên cứu cao hơn.
Chọn Đại học FPT để làm bệ phóng cho đam mê CNTT của mình, nhưng không có nhiều lợi thế về tiếng Anh, Duy tâm sự: “Mình chỉ khởi đầu với Tiếng anh từ Level 3. Sức học rất bình thường, không có gì nổi bật. Thời gian đầu không theo kịp các bạn khác nên phải cố học để theo kịp các bạn ở mức trung bình. Mình thấy chương trình học tiếng Anh không khó, nhưng rất hay khi vào chuyên ngành, nhiều từ chuyên môn và đúng lĩnh vực đang học. Một phần, nhờ thói quen tự học mày mò nghiên cứu tài liệu nước ngoài nên mình thấy việc học tiếng Anh chuyên ngành rất hiệu quả.”
Điều mình đặc biệt thích ở Đại học FPT là mình được học những kiến thức khác biệt thuộc về kỹ năng mềm. Những môn đó mình không tự học trên mạng được. Thấy vậy chứ không hề dễ nha, học không nghiên túc là rớt như chơi. Bởi vậy mình rất hứng thú.” – Duy chia sẻ thêm khi nói về các môn học kỹ năng của trường.
Tại Đại học FPT Cần Thơ, sinh viên thuộc các ngành đều bắt buộc trải qua 1 năm học tiếng Anh và Võ Vovinam. Với phương châm đào tạo một thế hệ sinh viên phát triển toàn diện, Đại học FPT Cần Thơ mong muốn sinh viên sau khi tốt nghiệp không chỉ vững kiến thức chuyên môn mà còn phải giỏi về kỹ năng mềm, sử dụng tiếng Anh thành thạo và có sức khỏe tốt.
Tại Đại học FPT Cần Thơ có một “đặc sản” gọi là kỳ thực tập doanh nghiệp (hay OJT). Đối với học kỳ OJT, các bạn sinh viên sẽ được thực tập và làm việc như một nhân viên thực thụ tại doanh nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp bởi doanh nghiệp. Nhờ đó, các bạn sớm được cọ xát với môi trường doanh nghiệp và có thể sử dụng kiến thức đã học vào thực tế. Sau kỳ thực tập, hầu hết các bạn đều được doanh nghiệp mời ở lại làm việc. Nhờ đó, hơn 98% sinh viên Đại học FPT đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc có thể như Trần Lê Duy, tự gây dựng sự nghiệp ngay từ khi còn là chàng sinh viên năm nhất Kỹ thuật phần mềm.
Năm 2020, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên
ngành Kỹ thuật phần mềm với các tổ hợp xét tuyển A00 (Toán – Lý – Hóa), A01
(Toán – Lý – Anh), D01 (Toán – Văn – Anh), D90 (Toán – Anh – KHTN). Bên cạnh
xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia (điểm tổ hợp môn >= 21đ),
Đại học FPT Cần Thơ còn sử dụng phương thức xét học bạ THPT (điểm tổ hợp môn >=
19,5đ) và xét kết quả từ kỳ thi sơ tuyển của Trường.
Annie N