Hệ thống ô tô và điều khiển: ngành học của tương lai

Công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Những năm gần đây, ngành ô tô ở Việt Nam cũng đang chuyển mình từ cơ khí, chế tạo máy sang tự động hóa, điện tử hóa và các cơ chế điều khiển mềm. Một chiếc ô tô hiện đại ngày nay được ví như một chiếc máy tính di động với hàng trăm phần mềm và các hệ thống điều khiển. Hòa chung xu thế phát triển của thế giới, các dự án phát triển ô tô tự hành, tự động hóa được triển khai rộng rãi ở Việt Nam dẫn đến sự khan hiếm nguồn nhân lực chuyên lập trình ô tô tự hành. Vậy Hệ thống ô tô và điều khiển là gì? Học Hệ thống ô tô và điều khiển sau này làm gì?

 

Mức lương khởi điểm ngành Lập trình ô tô tại Việt Nam vào khoảng 500 USD/tháng

 

Sự dịch chuyển công nghệ trong lĩnh vực ô tô


Ngành công nghiệp ô tô hiện nay là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, sản xuất hàng chục triệu xe mỗi năm và đóng góp quan trọng vào thu nhập của các chính phủ trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp quan trọng vào kinh tế của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển như: 3,25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan.


Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 đã chỉ ra 9 lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó phải kể đến các ngành Kỹ thuật ô tô, cơ điện tử và công nghệ cảm biến, kỹ thuật điều khiển tự động hóa, kỹ thuật quản lý và sản xuất toàn cầu... Không chỉ tăng trưởng về sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, ngành ôtô thế giới còn có những thay đổi đáng kể theo hướng tự động hóa.

 

Ngành học đang khát nhu cầu


Theo ông Nguyễn Đức Hiển - Giám đốc Nguồn lực FPT Global Automotive, ô tô không người lái đang được các hãng lớn trên thế giới đầu tư mạnh mẽ. Các công ty ở Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều tiền để phát triển, kiểm thử các công nghệ xe tự lái để cung cấp các phương tiện tự lái cho Olympic Tokyo 2020. Các công ty Mỹ như Google, Uber cũng đầu tư rất mạnh để phát triển công nghệ tự lái, với mục tiêu đưa xe tự lái vào đời thực năm 2025. Ngoài ra, doanh thu của thị trường xe không người lái sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD vào năm 2025, và con số này vào năm 2035 sẽ là 364 tỷ USD (với 77 triệu xe). Những chiếc xe không người lái có thể chiếm tới 25% lượng ôtô bán ra trên toàn cầu vào năm 2035.


Một chuyên gia ở Nhật Bản cho biết đến năm 2025, tổng lượng việc làm liên quan đến lĩnh vực ô tô sẽ có trên 60% liên quan tới làm phần mềm. Điều này cho thấy phát triển phần mềm ứng dụng trên ô tô đang trở thành xu hướng của tương lai. Trong thiết kế xe hơi, các hệ thống phần mềm được ví như não bộ, đảm bảo cho xe vận hành tối ưu và an toàn nhất. Nếu trước đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của những chiếc xe là động cơ, hộp số, bộ dẫn động, vô lăng điều khiển và xăng dầu…thì ngày nay, ô tô giống như một chiếc máy tính. Phần mềm và các hệ thống tự động điều khiển trên xe ô tô đã kiểm soát tất cả hoạt động của các bộ phận trên một chiếc xe, từ hệ thống kiểm soát phun nhiên liệu cho đến điều khiển tay lái và các hệ thống hỗ trợ người dùng thông minh khác. Đó chính là lý do Hệ thống ô tô và điều khiển trở thành một xu hướng công nghệ.

 

Triển vọng ngành Hệ thống ô tô và điều khiển tại Việt Nam


Tại Việt Nam, ngành Công nghiệp ô tô chiếm 3% GDP cả nước. Theo Thống kê của Cục Hải quan năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 142.000 ô tô nguyên chiếc với kim ngạch nhập khẩu 3,2 tỷ USD. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1211/QĐ-TTg) nêu rõ: phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Những "ông lớn" công nghệ như FPT Software đã đặt chân vào lĩnh vực phần mềm ô tô với nhiều tham vọng kể từ năm 2017. Đến tháng 11/2019, FPT đã thử nghiệm thành công xe tự hành chạy được quãng đường 4km qua 5 trạm xe buýt và nhiều điểm cua. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, Việt Nam đã có 18 doanh nghiệp FDI và 38 doanh nghiệp trong nước với năng lực khoảng 460.000 xe/năm; cùng với nhiều công ty cơ khí ô tô, ga ra bảo dưỡng xe hơi, trung tâm đào tạo sửa chữa xe, lắp ráp chi tiết máy ra đời.

 

Năm 2019, FPT Software phát triển và vận hành thành công ô tô tự hành tại Việt Nam


Trước những tiềm năng này, ngành Hệ thống ô tô và điều khiển đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn, được các doanh nghiệp săn đón. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực cho ngành này vẫn còn thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu. Nắm bắt được xu thế chuyển dịch lao động, trong mùa tuyển sinh 2020, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên ngành Hệ thống ô tô và điều khiển.

 

Vậy học Hệ thống ô tô và điều khiển ra trường làm gì?


Với xu thế công nghệ đang phát triển thì ngành Hệ thống ô tô và điều khiển đang cực kỳ khan hiếm nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạp chí Business Insider công bố vào năm 2018, mức lương của kỹ sư công nghệ ô tô, tự động hóa ở Mỹ rơi vào khoảng 80.000 – 110.000 USD/năm. Tại Việt Nam, theo thống kê của Vietnamworks, mức lương cho Kỹ sư phần mềm ô tô dao động từ 500 – 2000 USD/tháng tùy vào vị trí và năng lực.


•    Làm việc tại các công ty sản xuất và chế tạo các loại xe tự động, xe tự hành như FGA (FPT Software Global Automotive), VinFast, LG VS DCV, Panasonic…
•    Kỹ sư nghiên cứu và phát triển về phần mềm ô tô của các hãng xe hơi, các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng
•    Làm phần mềm nhúng ở các công ty như Viettel, VNPT, FPT,…
•    Làm việc ở các cơ quan quản lý, tổ chức daonh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến ngành ô tô, phần mềm.
•    Làm việc tại các tập đoàn, công ty nước ngoài chuyên về ô tô như Hyundai, BMW, Toyota,…
•    Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trong lĩnh vực tự động hóa, phần mềm, công nghệ ô tô.
•    C++ freelancer

 

 

Chuyên ngành Hệ thống ô tô và điều khiển tại Đại học FPT Cần Thơ


Mã ngành: 7480201


Ngành Hệ thống ô tô và điều khiển đào tạo cho người học môi trường học tập chuẩn quốc tế và những hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, quản lý, chế tạo ra những phần mềm, ô tô tự động hóa với chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của xã hội, đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Vì sao sinh viên lựa chọn học Hệ thống ô tô và điều khiển tại Đại học FPT Cần Thơ?


- Đại học FPT Cần Thơ là trường duy nhất đào tạo ngành Lập trình điều khiển ô tô tại Đồng bằng Sông Cửu Long
- 98% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
- 100% sinh viên được học tập tiếng Anh
- 10% cựu sinh viên được làm việc tại nước ngoài
- Giáo trình chuẩn quốc tế và cập nhật liên tục
- Chú trọng vào thực hành:
- Thời lượng số tiết thực hành lên đến 60%
- 1 lớp học tối đa 30 sinh viên nên sinh viên được hướng dẫn và quan tâm đầy đủ.

 

Lộ trình đào tạo ngành Hệ thống ô tô và điều khiển


Giai đoạn 1: Nền tảng, hội nhập (6 tháng – 1 năm)
Giai đoạn 2: Kiến thức cơ sở (5 học kỳ)
Giai đoạn 3: Thực tập tại doanh nghiệp (OJT) (4-8 tháng)
Giai đoạn 4: Chuyên ngành hẹp + Đồ án tốt nghiệp

 

Những tố chất phù hợp để học ngành Hệ thống ô tô và điều khiển


- Yêu thích lập trình
- Sức khỏe tốt
- Đam mê khám phá và yêu thích ô tô
- Cẩn thận, chi tiết
- Ham học hỏi
- Giỏi các môn tự nhiên Toán, Lý, Ma trận,…

 

Phương thức tuyển sinh ngành Hệ thống ô tô và điều khiển


Năm 2020, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên ngành Hệ thống ô tô và điều khiển với 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020 và xét tuyển học bạ THPT. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi THPT Quốc gia 2020 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang web Schoolrank.fpt.edu.vn, điền thông tin và nhận kết quả qua email.


Tìm hiểu thêm về Hệ thống ô tô và điều khiển tại Đại học FPT Cần Thơ!

 


Tin tức Liên quan