Đại học FPT Cần Thơ

Học gì để không thất nghiệp? Top 10 ngành nghề

4 Tháng Một, 2024 Không có bình luận

Bạn đang băn khoăn chưa biết học gì để không thất nghiệp? Hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ tìm hiểu ở bài viết này nhé!

 

Nội dung bài viết

1. Xu hướng thị trường tuyển dụng hiện nay

2. Học gì để không thất nghiệp? Top 10 các ngành nghề không lo thất nghiệp

 

Bạn đang ấp ủ ước mơ tìm kiếm một công việc tốt nhưng lại lo lắng về cơ hội xin việc? Đừng lo lắng, bài viết của Đại học FPT Cần Thơ sẽ cung cấp cho bạn danh sách học gì để không thất nghiệp. Đây là những ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao, cơ hội thăng tiến tốt và có thu nhập cao trong thị trường lao động.

 

học gì để không thất nghiệp

 

Xu hướng thị trường tuyển dụng hiện nay

 

Theo báo cáo uy tín, trong quý III năm 2023, lực lượng lao động, số người có việc làm tiếp tục tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lao động phi chính thức vẫn chiếm khoảng 60% tổng số lao động có việc làm của cả nước.

Xét tổng thể, mặc dù tình hình lao động trên cả nước đã có khởi sắc hơn trước so với giai đoạn đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, sau khi đối mặt với làn sóng “sa thải hàng loạt” diễn ra tại các công ty, doanh nghiệp trên cả nước, mọi người có xu hướng quan tâm mạnh mẽ đến chủ đề các ngành nghề không lo thất nghiệp.

Hiểu được nhu cầu tìm kiếm học gì để không thất nghiệp, Đại học FPT Cần Thơ đã giúp bạn tổng hợp top 10 các ngành nghề không lo thất nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

Học gì để không thất nghiệp? Top 10 các ngành nghề không lo thất nghiệp

 

Lựa chọn ngành học là quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Một ngành học phù hợp sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm tốt, phát triển sự nghiệp và đạt được thành công trong cuộc sống.

Vậy học gì không lo thất nghiệp? Trong phần này, Đại học FPT Cần Thơ sẽ giới thiệu top 10 các ngành nghề không lo thất nghiệp.

 

>> Xem thêm:

 

1. Ngành Công nghệ thông tin

 

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đang trở thành một trong những ngành nghề lương cao, dễ kiếm việc được ưa chuộng nhất trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo dự báo của tổ chức ITU, nhu cầu nhân lực CNTT trên toàn cầu sẽ tăng 20% trong giai đoạn 2022-2027. Tại Việt Nam, nhu cầu của CNTT cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm.

Nhu cầu nhân lực CNTT tăng cao là do sự phát triển của công nghệ 4.0, đặc biệt là các xu hướng như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT). Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước đều cần có đội ngũ nhân lực CNTT để đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý.

Ngành Công nghệ thông tin là một trong những gợi ý chuẩn nhất cho thắc mắc học gì để không thất nghiệp. Sinh viên Công nghệ thông tin sau tốt nghiệp có thể thỏa thích lựa chọn các công việc chuyên môn khác nhau, bao gồm:

  • Lập trình viên
  • Kỹ sư phần mềm
  • Kỹ sư phần cứng
  • Chuyên viên Mạng máy tính
  • Chuyên viên An toàn thông tin
  • Chuyên viên Dữ liệu lớn
  • Chuyên viên Trí tuệ nhân tạo
  • Chuyên viên Game

 

Mức lương trung bình của nhân viên CNTT tại Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, được đánh giá là cao hơn mức lương trung bình của toàn bộ nền kinh tế. Đối với các vị trí cao cấp như quản lý dự án, kỹ sư trưởng, mức lương có thể lên đến hàng chục nghìn USD/tháng.

 

học gì không lo thất nghiệp

 

2. Ngành Ngôn ngữ Anh

 

Ngôn ngữ Anh là ngành học phổ biến của thí sinh từ vài năm trước. Tuy nhiên, Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, du lịch, giáo dục, ngoại giao. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành Ngôn ngữ Anh sẽ hứa hẹn luôn cao và thuộc các ngành nghề không lo thất nghiệp.

Theo thống kê, nhu cầu nhân lực ngành Ngôn ngữ Anh trong giai đoạn 2023 – 2025 là khoảng 1,5 triệu người. Các vị trí việc làm phổ biến mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có thể ứng tuyển bao gồm:

  • Giảng viên, giáo viên tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, các trường Cao đẳng, Đại học
  • Biên tập, phiên dịch viên tiếng Anh
  • Tiếp viên hàng không
  • Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn
  • Freelancer

Mức lương ngành Ngôn ngữ Anh phụ thuộc vào vị trí công việc, nền tảng kiến thức và kinh nghiệm làm việc của bạn. Cụ thể, mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường ngành Ngôn ngữ Anh là khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng. Đối với những vị trí có kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

 

các ngành nghề không lo thất nghiệp

 

3. Ngành Y dược

 

Học gì để không thất nghiệp? Ngành Y dược cũng là một trong các ngành nghề không lo thất nghiệp luôn nằm trong top tìm kiếm của quý phụ huynh và các bạn học sinh. Yêu cầu nhân lực ngành Y dược rất cao, nhất là trong thời buổi sau đại dịch như hiện nay, mọi người có xu hướng dần chú trọng chăm sóc sức khỏe hơn rất nhiều.

Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu nhân lực y tế toàn cầu sẽ tăng 40% vào năm 2030. Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực y tế cũng đang tăng cao, nhất là trong bối cảnh dân số già hóa và dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Nhu cầu nhân lực ngành Y dược bao gồm các vị trí như:

  • Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa
  • Dược sĩ
  • Điều dưỡng
  • Kỹ thuật viên y tế
  • Nhân viên y tế khác

Nhu cầu nhân lực ngành Y dược cao ở cả các cơ sở y tế công lập và tư nhân. Tại các cơ sở y tế công lập, nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí như bác sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế. Tại các cơ sở y tế tư nhân, nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí như bác sĩ, dược sĩ.

Mức lương của ngành Y dược làm việc cho Nhà nước dao động từ 4 – 9 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí và thâm niên công tác. Còn đối với các công ty tư nhân, mức lương trung bình khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn tùy thuộc vào chức vụ và trình độ chuyên môn.

 

 

4. Ngành Digital Marketing

 

Trong bối cảnh số hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo ra cơ hội phát triển cho ngành Digital Marketing – ngành ứng dụng các thiết bị điện tử, Internet để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp đến tay khách hàng.

Ngành Digital Marketing bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng. Một số cơ hội nghề nghiệp phổ biến trong ngành Digital Marketing bao gồm:

  • Quảng cáo
  • Content Marketing
  • SEO
  • Thiết kế giao diện website
  • Email marketing

Mức lương ngành Digital Marketing phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của người lao động. Mức lương cho sinh viên mới ra trường ngành Digital Marketing dao động từ 7 – 12 triệu đồng/tháng. Từ 2 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương sẽ từ 12 – 35 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm làm việc.

 

 

5. Ngành Quản trị kinh doanh

 

Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Trong đó, ngành Quản trị kinh doanh là một trong các ngành nghề không lo thất nghiệp với triển vọng phát triển tốt.

Dự đoán, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực quản trị kinh doanh trong giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến đạt khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, nhân lực có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 70%.

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các bạn có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:

  • Quản lý doanh nghiệp
  • Quản lý Marketing
  • Quản lý tài chính
  • Quản trị nhân sự
  • Chuyên viên phân tích thị trường, kinh doanh

Theo khảo sát của các doanh nghiệp, mức lương trung bình của sinh viên ngành quản trị kinh doanh mới ra trường dao động từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Sau 1 – 3 năm kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên 10 – 15 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm và năng lực, mức lương có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng/tháng hoặc hơn.

 

 

6. Ngành Du lịch – Lữ hành

 

Du lịch – lữ hành là một ngành công nghiệp không khói, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Việt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều tiềm năng phát triển, do đó, nhu cầu nhân lực ngành du lịch – lữ hành luôn ở mức cao.

Thuộc các ngành học gì để không thất nghiệp, sinh viên được đào tạo ngành Du lịch – lữ hành ra trường có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Quản lý điều hành du lịch
  • Nhân viên kinh doanh du lịch
  • Thiết kế tour du lịch
  • Biên phiên dịch du lịch
  • Marketing du lịch
  • Quản lý khách sạn
  • Quản lý nhà hàng
  • Quản trị sự kiện

Theo khảo sát của các doanh nghiệp du lịch – lữ hành, mức lương trung bình của nhân viên ngành Du lịch – lữ hành dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường, từ 7 – 20 triệu đồng/tháng đối với nhân viên kinh doanh du lịch, từ 15 – 30 triệu đồng/tháng đối với quản lý tour và từ 30 – 50 triệu đồng/tháng đối với giám đốc điều hành du lịch.

 

 

7. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa ngày càng tăng cao. Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam tăng trưởng ở mức 14% – 16% trong thời gian vừa qua – mức khá cao so với bình quân thế giới (4% – 5%).

Điều này dẫn đến nhu cầu nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng tăng theo. Trong đó, nhu cầu nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Học gì để không thất nghiệp? Sau khi tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:

  • Quản lý hàng hóa
  • Nhân viên thu mua
  • Quản lý, điều hành hoạt động vận tải
  • Điều phối viên sản lý, quản lý chuỗi cung ứng
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng
  • Chuyên viên nghiên cứu trong lĩnh vực vận tải, logistic, xuất nhập khẩu

 

Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng dao động từ 5 – 9 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm từ 2 năm trở lên, mức lương dao động từ 9 – 15 triệu đồng/tháng. Với các chức quản lý, mức lương cao hơn rất nhiều phụ thuộc vào kinh nghiệm quản lý, khả năng giải quyết vấn đề cũng như chuyên môn.

 

 

8. Ngành Thiết kế đồ họa

 

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhu cầu về thiết kế đồ họa ngày càng tăng cao. Thuộc các ngành nghề sáng tạo, Thiết kế đồ họa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ truyền thông, quảng cáo, thương mại điện tử đến giáo dục, giải trí. Điều này cho thấy, ngành Thiết kế đồ họa là một trong các ngành có cơ hội việc làm cao.

Ngành Thiết kế đồ họa có nhu cầu tuyển dụng đa dạng, bao gồm:

  • Thiết kế đồ họa truyền thông
  • Thiết kế đồ họa quảng cáo
  • Thiết kế đồ họa web, ứng dụng
  • Thiết kế đồ họa game
  • Thiết kế đồ họa thương hiệu
  • Freelancer (Thiết kế đồ họa tự do)

Mức lương của ngành Thiết kế đồ họa phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, trình độ và năng lực của người lao động. Đối với nhân sự chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với nhân sự có từ 2 đến 5 năm kinh nghiệm, thu nhập có thể lên đến con số 10 – 30 triệu đồng/tháng.

 

 

9. Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

 

Trong công cuộc phát triển công nghiệp ô tô như hiện nay, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành nghề đầy tiềm năng, và là một trong các ngành nghề không lo thất nghiệp.

Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đến năm 2030, Việt Nam sẽ sản xuất và bán ra thị trường 1 triệu xe/năm. Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng ô tô sẽ kéo theo nhu cầu cao về lao động trong ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô cần nhiều nhân lực ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:

  • Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu sản phẩm ô tô
  • Kỹ sư lắp ráp
  • Quản lý chất lượng sản phẩm
  • Tư vấn viên dịch vụ ô tô
  • Kiểm định viên đăng kiểm
  • Kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng xe ô tô

Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Với 2 đến 5 năm kinh nghiệm, mức lương từ 12 – 20 triệu đồng/tháng và mức lương cao hơn nữa nếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt, kinh nghiệm quản lý và xử lý vấn đề tốt.

 

 

10. Ngành Xây dựng

 

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, công trình công nghiệp ngày càng tăng cao. Điều này tạo ra cơ hội việc làm lớn cho các ngành nghề liên quan đến xây dựng.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực mỗi năm của ngành sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên ngành Xây dựng.

Một số vị trí việc làm phổ biến trong ngành Xây dựng bao gồm:

  • Kỹ sư xây dựng
  • Kiến trúc sư
  • Công nhân xây dựng
  • Kỹ thuật viên xây dựng

Mức lương của người lao động trong ngành xây dựng khá cao, đặc biệt là đối với các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm. Đối với các kỹ sư xây dựng chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động từ 4 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư xây dựng có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương dao động từ 16 – 22 triệu đồng/tháng.

 

 

Kết

 

Trên là bài viết giải đáp thắc mắc học gì để không thất nghiệp. Hy vọng bạn đã tìm được một ngành nghề phù hợp với bản thân trong tương lai.

Để tìm hiểu về các ngành nghề không lo thất nghiệp tại Đại học FPT, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Lan Thịnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *