Lập trình viên là gì? Tổng hợp những điều cần biết

Lập trình viên luôn là nghề được coi là ngầu và giỏi trong mắt mọi người. Vậy lập trình viên là gì? Cùng FPTU Cần Thơ tìm hiểu về nó nhé!

Mục lục:
1. Lập trình viên là gì?
2. Ngành học của lập trình viên là gì?
3. Công việc và môi trường làm việc của lập trình viên
4. Tố chất cần có để trở thành lập trình viên là gì?

 

lập trình viên là gì

 

1.    Lập trình viên là gì?


Cách hiểu đơn giản nhất về câu hỏi Lập trình viên là gì? chính là những kỹ sư phần mềm, những người thiết kế, xây dựng, bảo trì các chương trình, phần mềm,… trên các thiết bị điện tử (laptop, máy tính, điện thoại,…). Có thể ví von lập trình viên như những nhạc sĩ khi sắp xếp những nốt nhạc (đoạn mã lập trình) lại với nhau để thành một bản nhạc hoàn chỉnh (phần mềm, chương trình hoàn chỉnh).

Các lập trình viên thường sử dụng được nhiều ngôn ngữ lập trình như C, C++, C#, Python, Java,… Từ những ngôn ngữ đó, các lập trình viên sẽ bắt đầu cho ra các chương trình, phần mềm, sản phẩm công nghệ hoàn thiện nhằm phục vụ cho các dự án của team hoặc bản thân họ.

 

>> Xem thêm: 

 

 

2.    Ngành học của lập trình viên là gì?


Có rất nhiều cách để có thể trả lời cho câu hỏi về ngành học lập trình viên là gì? Tuy nhiên cũng sẽ có những chuyên ngành không đào tạo sâu để trở thành lập trình viên, mà đòi hỏi người học một số chuyên ngành đó phải tự học thêm các khóa lập trình chuyên sâu. Đây là một số ngành để trở thành lập trình viên:

●    Khoa học máy tính
●    Kỹ thuật phần mềm
●    Hệ thống thông tin
●    Truyền thông và mạng máy tính
●    …

 

>> Xem thêm: 

 

3.    Công việc và môi trường làm việc của lập trình viên

 

a)    Công việc của lập trình viên là gì?


Hiện nay có rất nhiều tên gọi cho chức danh lập trình viên như: Kỹ sư phần mềm (Software Engineer), Nhà phát triển phần mềm (Software Developer), Lập trình viên máy tính (Computer Programmer), Lập trình viên phần mềm (Software Coder) hay gọi tắt là Coder.

Công việc của lập trình viên thường được chia ra nhiều mảng và nhiều nhiệm vụ khác nhau, người học sau khi học có thể tùy chọn hướng đi mà bản thân mong muốn để làm việc và phát triển. Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp các bạn thắc mắc về công việc của lập trình viên là gì?

- Phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra ý tưởng cho các mẫu thiết kế phần mềm, ứng dụng mới: Lập trình viên với vai trò như cố vấn quan trọng vì sẽ là người nắm được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng tiếp cận và thành công,… nếu triển khai phần mềm, chương trình này.

- Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp: Thế giới không ngừng thay đổi, công nghệ và con người cũng vậy. Cho nên lập trình viên là người sẽ tìm ra các đột phá mới và sử dụng các ngôn ngữ lập trình thích hợp tạo ra các ứng dụng, phần mềm nhằm phát triển thế giới.

- Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng: Một ứng dụng không cập nhật theo nhu cầu của người dùng thì sẽ không bao giờ phát triển được. Lập trình viên sẽ là người cập nhật các tính năng mới thông qua những bản code để cho ứng dụng phù hợp với người dùng hơn.

 


- Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn: Không chỉ là thiết kế, xây dựng phần mềm. Các lập trình viên cũng có nhiệm vụ bảo trì và nâng cấp phần mềm, ứng dụng để có thể tối ưu nhu cầu của người dùng trong việc bảo mật thông tin.

- Phối hợp với các Content/Technical Writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng: Lập trình viên sẽ cùng phân tích, nghiên cứu thông qua các dữ liệu được chương trình, phần mềm thu thập. Từ đó, phối hợp và tạo ra các tài liệu giúp ích cho người dùng để nâng cao uy tín của chương trình.

- Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra: Bảo trì, theo dõi luôn là một trong các công việc mà lập trình viên phải làm để đảm bảo chất lượng của chương trình, phần mềm. Nếu có gì xảy ra thì lập trình viên có thể xử lý ngay lập tức.

 

>> Xem thêm: 

 

b)    Môi trường làm việc của lập trình viên là gì?


Do đặc thù của ngành nghề công nghệ thông tin nói chung, thì lập trình viên được tiếp xúc nhiều với công nghệ, thiết bị hiện đại là điều dễ hiểu. Những điều đó sẽ giúp các lập trình viên nâng cao kiến thức, có cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của mình. Từ đó, vận dụng những gì đã được tiếp xúc để phát triển công việc là điều mà lập trình viên sẽ nhận được.

Môi trường làm việc của lập trình viên rất khô khan, bị động? Nếu không phải vậy thì môi trường làm việc của lập trình viên là gì? Ai cũng nghĩ môi trường làm việc của lập trình viên sẽ khô khan nhưng thực chất không phải vậy. Do thế giới luôn thay hình đổi dạng nên các lập trình viên cũng phải năng động và học cách thích nghi với sự biến đổi đó. Đây hoàn toàn là một cơ hội và là một thử thách giúp các lập trình viên khám phá ra nhiều điều thú vị.

 

 

4.    Tố chất cần có để trở thành lập trình viên là gì?


Bên cạnh các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là tố chất của lập trình viên là gì? Thì đây là một vài tố chất cần thiết mà một lập trình viên cần có:

●    Cẩn thận, tỉ mỉ: Lập trình viên đặc biệt cần có tố chất này, vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ là sẽ ảnh hưởng đến cả một chương trình, hệ thống, phần mềm. Cẩn thận, tỉ mỉ cũng sẽ giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian hơn.

 


●    Kiên nhẫn: Như những gì đã biết, để tạo ra một chương trình, phần mềm không thể hoàn thành trong ngày một, ngày hai mà cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển. Chưa kể đến việc nếu có lỗi cũng phải cần rất nhiều thời gian để sửa lỗi.

●    Nhạy bén: Tố chất này sẽ giúp các lập trình viên có thể thăng tiến trong công việc nhanh hơn. Thêm vào đó, nhạy bén cũng giúp các lập trình viên phân tích vấn đề nhanh hơn và tìm ra nhiều điều mới lạ.

Qua những gì bài viết đã cập nhật, mong rằng các bạn đã biết được Lập trình viên là gì và các thông tin liên quan. Để tìm hiểu thêm về ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT Cần Thơ, các bạn có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

>> Xem thêm:

 


 

 

Tin tức Liên quan