Ngành Marketing: Tổng hợp thông tin về ngành [Chi tiết]

Ngành Marketing chưa bao giờ hết hot trong “ma trận” ngành nghề hiện nay. Ngành Marketing là gì? Hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ tìm hiểu nhé!


Nội dung bài viết

1. Ngành Marketing là gì?

2. Ngành Marketing học những môn gì?

3. Ngành Marketing làm gì sau ra trường?

4. Mức lương ngành Marketing

5. Ngành Marketing học trường nào?

 

ngành marketing

 

Trong thời đại công nghệ số, ngành Marketing đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) đang trở thành xu hướng chủ đạo, với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm.

 

Vậy, bạn cần biết những gì về ngành Marketing? Dưới đây là tổng quan về khái niệm ngành Marketing và một số thông tin quan trọng bạn cần biết khi theo học ngành này.

 

1. Ngành Marketing là gì?

 

Ngành Marketing là một lĩnh vực liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích thị trường, tạo ra và truyền tải các thông điệp marketing nhằm tạo ra nhu cầu và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

 

Khi theo học ngành này, các sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về cách thức nghiên cứu và phân khúc thị trường, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phân phối sản phẩm, cách đo lường hiệu quả và hoạch định ngân sách Marketing.

 

>> Xem thêm:


Lĩnh vực Marketing rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau như:

  • Digital Marketing - Marketing Công nghệ số
  • Marketing Communications - Truyền thông Marketing
  • Marketing Management - Quản trị Marketing
  • Brand Management- Quản trị thương hiệu
  • Pricing Strategy - Thẩm định giá
  • Trade Marketing - Marketing Thương mại

 

ngành marketing là gì

 

2. Ngành Marketing học những môn gì?

 

Ở mỗi trường sẽ có chương trình đào tạo ngành Marketing khác nhau. Tuy nhiên, nhà trường vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức nền tảng cho sinh viên. Ngành Marketing học gì? Dưới đây là một số môn mà sinh viên ngành Marketing phải học:

  • Quản trị thương hiệu: cung cấp cho người học tầm quan trọng của thương hiệu đối với khách hàng, củng cố thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, tăng nhận diện thương hiệu.
  • Nguyên lý Kế toán: Đây là môn học nền tảng quan trọng đối với sinh viên ngành Marketing nói chung và các ngành Kinh doanh quốc tế, Tài chính doanh nghiệp nói riêng.
  • Kinh tế vĩ mô: Môn học này nói về cơ chế hoạt động của nền kinh tế tổng.
  • Hành vi người tiêu dùng: Nắm được các khái niệm nền tảng về hành vi người tiêu dùng qua đó có thể phát triển các cách thức thực hiện chính sách Marketing mix trong thực tiễn hiệu quả, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Quản trị truyền thông: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những giải pháp liên quan đến lĩnh vực truyền thông và thông tin.
  • Nguyên lý marketing: Đây là môn học nền tảng mà bất kỳ ai học Marketing đều tiếp xúc. Môn học cung cấp những khái niệm cơ bản của Marketing.
  • Hành vi khách hàng: Nắm vững hành vi khách hàng là bước tiến quan trọng dẫn đến thành công. Môn học cho chúng ta biết lý do, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, tâm lý, nhu cầu khách hàng.
  • Công cụ thiết kế trực quan: Môn học này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn trực quan, nắm vững các kiến thức thiết kế như màu sắc, bộ lọc, phông chữ, bố cục giúp tăng hiệu quả truyền thông, Marketing.

 

ngành marketing học gì

 

3. Ngành Marketing làm gì sau ra trường?

 

Ngành Marketing đóng vai trò trọng yếu đối với hầu hết các ngành nghề. Do đó, cơ hội việc làm cũng như nhu cầu nhân sự là rất lớn.

Sinh viên ngành Marketing làm gì sau khi tốt nghiệp? Họ có thể làm việc tại các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, các tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý nhà nước cấp cao, công ty truyền thông hoặc tự khởi nghiệp nếu muốn.

 

>> Xem thêm: Học ngành Marketing ra làm gì? 9 công việc phổ biến


Dưới đây là một số vị trí công việc mà sinh viên các ngành Marketing có thể ứng tuyển:

  • Chuyên viên tư vấn quản trị thương mại quốc tế
  • Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên Marketing quốc tế
  • Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên quản trị thương hiệu
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên quan hệ công chúng
  • Giảng viên Marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước

 

4. Mức lương ngành Marketing

 

Với nhu cầu nhân sự lớn, hầu như Marketing xuất hiện ở hầu khắp các lĩnh vực như kinh doanh, giáo dục, sức khỏe. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có quá nhiều kinh nghiệm, mức lương khởi điểm ngành Marketing sẽ từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.


Thu nhập của ngành Marketing có thể lên đến từ 35 - 50 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm làm việc, năng lực và vị trí công việc. Đặc biệt, bậc quản lý cấp cao như Giám đốc Marketing, mức lương trung bình sẽ dao động từ 50 - 150 triệu đồng/tháng.


Bên cạnh lương cứng và thưởng trong công ty, nhân viên ngành Marketing cũng có thể nhận thêm các dự án bên ngoài để tăng nguồn thu nhập của mình.

 

>> Xem thêm:

 

5. Ngành Marketing học trường nào?

 

Marketing là ngành học rất phổ biến và đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế cả nước. Do đó, ngành Marketing được giảng dạy trong hầu hết các trường đại học trên cả nước. Dưới đây là danh sách top 5 trường có ngành Marketing trên cả nước.


Miền Bắc:

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Trường Đại học Thương mại
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


Miền Trung:

  • Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Nha Trang
  • Trường Đại học Duy Tân


Miền Nam:

  • Đại học FPT
  • Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
  • Trường Đại học Kinh Tế - Tài chính
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing

 

các ngành marketing

 

Và nếu bạn đang sinh sống ở đồng bằng Sông Cửu Long và muốn trở thành những chuyên gia ngành Marketing trong lĩnh vực, Đại học FPT Cần Thơ ắt hẳn sẽ là lựa chọn nổi bật.


Chương trình đào tạo ngành Marketing Đại học FPT Cần Thơ được thiết kế theo hướng ứng dụng thực tiễn, giúp sinh viên có thể nắm vững các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết để thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả.


Bên cạnh chuyên ngành Marketing, ngành Quản trị Kinh doanh còn gồm nhiều chuyên ngành hot khác. Cụ thể, ngành Quản trị kinh doanh Đại học FPT Cần Thơ có 6 chuyên ngành:

  • Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (được đào tạo theo hướng Digital Marketing)
  • Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế (được đào tạo theo hướng Xuất nhập khẩu và Logistics)
  • Chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện
  • Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
  • Chuyên ngành Quản trị Khách sạn
  • Chuyên ngành Tài chính


Để tìm hiểu thêm về các ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học FPT Cần Thơ, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

 

Lan Thịnh

Tin tức Liên quan