Ngành Truyền thông xã hội là gì? Tổng quan từ A-Z

Bạn không biết ngành Truyền thông xã hội là gì? Yên tâm! Đại học FPT Cần Thơ đã giải thích chi tiết ở bài viết này. Xem ngay!


Nội dung bài viết

1. Truyền thông xã hội là gì?

2. Lợi ích của truyền thông xã hội là gì?

3. Ngành Truyền thông xã hội học gì?

4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Truyền thông xã hội

5. Tố chất cần có để trở thành sinh viên xuất sắc ngành Truyền thông xã hội

6. Ngành Truyền thông xã hội (Social Media) học trường nào?


Trong thời đại công nghệ 4.0, truyền thông xã hội (social media) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Từ việc kết nối bạn bè, gia đình, chia sẻ thông tin đến kinh doanh, quảng bá thương hiệu, truyền thông xã hội đều có thể đáp ứng được.


Vậy truyền thông xã hội là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về lĩnh vực truyền thông xã hội. Khám phá ngay!

 

truyền thông xã hội là gì

 

Truyền thông xã hội là gì?

 

Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social media) là một phần trong lĩnh vực truyền thông và báo chí, liên quan đến việc tạo ra, sản xuất và phân phối nội dung trên đa dạng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Zalo, Instagram, Linkedln.

 

>> Xem thêm: Social media là gì? Xu hướng truyền thông tại Việt Nam

 

Truyền thông xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tăng tương tác, tăng chuyển đổi khách hàng, cũng như điều hướng dư luận hay xử lý các tình huống khủng hoảng truyền thông.


Các mảng thuộc ngành Truyền thông xã hội:

  • Nội dung và quảng cáo: Tạo ra và quảng bá nội dung trên mạng xã hội.
  • Chiến lược truyền thông: Xây dựng và triển khai chiến lược truyền thông trên mạng xã hội.
  • Phân tích và đo lường: Đo lường hiệu quả của các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội.
  • Quản lý cộng đồng: Xây dựng và quản lý cộng đồng trên mạng xã hội.
  • Xu hướng và đổi mới: Theo dõi và cập nhật các xu hướng mới trên mạng xã hội.

 

Lợi ích của truyền thông xã hội là gì?

 

Mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ có thể mang lại nhiều hỗ trợ cho cá nhân và doanh nghiệp. Vậy lợi ích của truyền thông xã hội là gì? Dưới đây là một số lợi ích chính của truyền thông xã hội đối với cá nhân và doanh nghiệp.

 

>> Xem thêm:

 

Đối với cá nhân

 

Kết nối với cộng đồng

 

Truyền thông xã hội là một nền tảng lý tưởng để kết nối với những người cùng chung sở thích, đam mê. Bạn có thể tham gia các nhóm, cộng đồng trực tuyến để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ với những người có cùng chí hướng.

 

Tiếp cận thông tin

 

Truyền thông xã hội là một nguồn thông tin phong phú về các lĩnh vực khác nhau, từ tin tức, giải trí đến giáo dục, kinh doanh. Bạn có thể dễ dàng cập nhật các thông tin mới nhất, học hỏi những điều bổ ích và phát triển bản thân.

 

 

Đối với doanh nghiệp

 

Tiếp cận khách hàng

 

Truyền thông xã hội là một kênh tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp có thể sử dụng truyền thông xã hội để chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng.

 

Tạo dựng nhận thức thương hiệu

 

Truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố thương hiệu, nâng cao độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn và thu hút, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng và tạo dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài.

 

Tăng lượt tiếp cận và tương tác với khách hàng

 

Truyền thông xã hội là một kênh giao tiếp hiệu quả giúp doanh nghiệp lắng nghe ý kiến của khách hàng và thu thập phản hồi về sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách tương tác với khách hàng trên truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm, dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

 

Ngành Truyền thông xã hội học gì?

 

Truyền thông xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, từ việc xây dựng chiến lược truyền thông, tạo nội dung, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến xử lý khủng hoảng truyền thông. Để làm một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông xã hội, sinh viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng và chuyên ngành.

 

>> Xem thêm:

 

Kiến thức nền tảng

 

Kiến thức nền tảng là nền tảng vững chắc để sinh viên có thể tiếp thu và phát triển các kiến thức chuyên ngành. Một số môn học nền tảng mà sinh viên Truyền thông xã hội cần học bao gồm:

  • Nhập môn Truyền thông
  • Nguyên lý Marketing
  • Vai trò của truyền thông đối với xã hội
  • Nguyên lý đồ họa cơ bản
  • Nguyên lý quảng cáo và truyền thông
  • Các loại hình truyền thông

 

Kiến thức chuyên ngành

 

Sau khi đã nắm vững các kiến thức nền tảng, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên gia truyền thông xã hội. Một số môn học chuyên ngành mà sinh viên Truyền thông xã hội cần học bao gồm:

  • Sản xuất video
  • Sản xuất âm thanh
  • Nghiên cứu truyền thông
  • Truyền thông viết
  • Thiết kế bao bì sản phẩm
  • Digital Marketing


Ngoài ra, sinh viên Truyền thông xã hội cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng sáng tạo
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng làm việc nhóm


Việc trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ giúp sinh viên Truyền thông xã hội có cơ hội nghề nghiệp tốt và phát triển thành công trong tương lai.

 

 

Cơ hội nghề nghiệp ngành Truyền thông xã hội

 

Với sự phát triển một cách không ngừng của mạng xã hội, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này cũng bắt đầu tăng cao. Vậy cơ hội việc làm của sinh viên ngành Truyền thông xã hội là gì?


Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông xã hội, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:

  • Quản lý cộng đồng
  • Account
  • Media Planner
  • KOL (Key Opinion Leader)
  • Social Media Executive - Chuyên viên truyền thông xã hội
  • Project Coordinator - Điều phối viên dự án
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Quản lý phòng truyền thông xã hội
  • Giám đốc truyền thông
  • Giám đốc điều hành Marketing
  • Giảng dạy ở trường Đại học và Cao đẳng


Nơi làm việc của ngành Truyền thông xã hội có thể bao gồm các cơ quan báo chí, truyền thông, công ty truyền thông, marketing hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông xã hội cũng có thể làm việc tự do, làm freelancer cho các doanh nghiệp, tổ chức.

 

Tố chất cần có để trở thành sinh viên xuất sắc ngành Truyền thông xã hội

 

Truyền thông xã hội là một ngành nghề sáng tạo, đòi hỏi sự nhạy bén với xu hướng và khả năng nắm bắt tâm lý người dùng. Để thành công trong ngành này, sinh viên cần trang bị cho mình những tố chất sau:

  • Sự sáng tạo: Đây là tố chất quan trọng nhất đối với bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Sự sáng tạo giúp sinh viên tạo ra những nội dung hấp dẫn và thu hút người dùng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp sinh viên thuyết trình, trao đổi hiệu quả với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác.
  • Khả năng quan sát: Khả năng quan sát giúp sinh viên nắm bắt xu hướng mới, sự kiện nổi bật để ứng dụng vào truyền thông.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý: Kỹ năng tổ chức và quản lý giúp sinh viên sắp xếp công việc hợp lý, đảm bảo hiệu quả công việc.


Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông xã hội cũng cần có sự nhạy bén với công nghệ, cập nhật xu hướng mới của mạng xã hội và có tinh thần học hỏi, cầu tiến.

 

>> Xem thêm: Ngành Truyền thông thi khối nào? Tổng hợp chi tiết

 

 

Ngành Truyền thông xã hội (Social media) học trường nào?

 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số nói chung, và của mạng xã hội nói riêng, ngành Truyền thông xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng và hot hơn bao giờ hết. Do đó, có nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đào tạo ngành này. Dưới đây là danh sách một số trường nổi bật:

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
  • Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Trường Đại học RMIT
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trường Đại học Văn Lang


Trong đó, Đại học FPT là một trong những trường đào tạo ngành Truyền thông xã hội được đánh giá cao nhất cả nước. Với 5 cơ sở trải dài khắp cả nước, Đại học FPT nói chung và Đại học FPT Cần Thơ nói riêng đã dần khẳng định vị trí của mình trong môi trường giáo dục với môi trường học năng động, sáng tạo.


Những điểm đặc biệt của ngành Truyền thông tại Đại học FPT Cần Thơ:

  • Giáo trình học chất lượng, chuẩn quốc tế.
  • Giảng viên có chuyên môn cao, đã được học tập và làm việc tại các quốc gia trên khắp thế giới sẽ mang lại cho sinh viên kiến thức thực tiễn nhất về ngành.
  • “Hở cái là sự kiện” - Môi trường học năng động với vô vàn sự kiện, cuộc thi được diễn ra xuyên suốt, các bạn sinh viên tha hồ thử thách bản thân, trải nghiệm và học hỏi.
  • Phòng lab “xịn sò” chỉ dành riêng cho các Cóc ngành Công nghệ truyền thông


Nếu bạn yêu thích lĩnh vực Truyền thông xã hội và muốn theo đuổi ngành học này, Đại học FPT là một lựa chọn đáng cân nhắc.

 

Kết

 

Trên là bài viết giải đáp thắc mắc Truyền thông xã hội là gì. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học thú vị này.


Để tìm hiểu thêm về nhóm ngành Công nghệ truyền thông tại Đại học FPT Cần Thơ, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 


Lan Thịnh

Tin tức Liên quan