Phiên dịch viên là gì? 6 ngành nên học
Phiên dịch viên đang là một ngành phát triển bùng nổ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cùng Đại học FPT Cần Thơ khám phá tổng quan về ngành nhé!
Nội dung bài viết
1. Ngành phiên dịch viên là gì?
2. Cơ hội việc làm và mức lương của phiên dịch viên
3. Muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì?
4. Ngành phiên dịch viên thi khối nào?
5. Muốn làm phiên dịch viên nên học trường nào?
Thế giới ngày càng kết nối, giao tiếp quốc tế trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhu cầu trao đổi thông tin giữa các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân ngày càng tăng cao. Và đó chính là cơ hội vàng cho những ai theo đuổi nghề phiên dịch viên.
Vậy phiên dịch viên là gì? Trong bài viết này, Đại học FPT Cần Thơ đã tổng hợp thông tin tổng quan về ngành. Khám phá ngay!
Ngành phiên dịch viên là gì?
Phiên dịch viên là chuyên gia chuyển đổi văn bản hoặc thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo giữ nguyên ý nghĩa và nội dung của thông điệp ban đầu.
Công việc của phiên dịch viên không chỉ đơn thuần là dịch thuật, mà còn bao gồm:
- Hiểu rõ ý nghĩa và tư duy trong nội dung gốc.
- Truyền tải thông điệp một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh.
- Có kiến thức vững về ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt.
- Linh hoạt và am hiểu về văn hóa của các quốc gia liên quan.
Phiên dịch viên đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như sau:
- Kinh doanh: Phiên dịch cho các cuộc gặp gỡ, hội thảo quốc tế.
- Y tế: Phiên dịch cho các bệnh nhân, bác sĩ.
- Pháp lý: Phiên dịch cho các tài liệu, hồ sơ pháp lý.
Với vai trò quan trọng như vậy, phiên dịch viên là cầu nối ngôn ngữ và văn hóa, giúp mọi người từ các nền tảng khác nhau có thể hiểu và giao tiếp hiệu quả với nhau.
Cơ hội việc làm và mức lương của phiên dịch viên
Nghề phiên dịch viên ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa. Nhu cầu giao tiếp quốc tế tăng cao dẫn đến cơ hội việc làm rộng mở cho những ai theo đuổi ngành nghề này.
>> Xem thêm:
Cơ hội nghề phiên dịch viên
Nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên không ngừng tăng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế ngày càng chú trọng vào việc mở rộng thị trường, hợp tác đa quốc gia, dẫn đến việc giao tiếp trong môi trường làm việc đa ngôn ngữ trở nên phổ biến.
Cơ hội việc làm cho những ai có kỹ năng phiên dịch tốt là vô cùng rộng mở. Bạn có thể làm công việc phiên dịch tại các:
- Doanh nghiệp: Hỗ trợ giao tiếp với khách hàng, đối tác quốc tế, tham gia đàm phán hợp đồng, hội nghị.
- Tổ chức quốc tế: Phiên dịch cho các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế.
- Trung tâm dịch thuật: Cung cấp dịch vụ phiên dịch cho các cá nhân, doanh nghiệp.
- Cơ quan nhà nước: Phiên dịch cho các hoạt động ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn con đường làm phiên dịch viên tự do, chủ động về thời gian và dự án.
Mức lương của phiên dịch viên
Theo thống kê từ Ziprecruiter, mức lương trung bình của một phiên dịch viên hiện nay có thể lọt vào top những công việc có thu nhập cao nhất, lên đến hơn 53.000 USD/năm.
Mức lương của phiên dịch viên tại Việt Nam cũng khá cao so với mức lương trung bình của người lao động, dao động từ 15 đến 20 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Mức lương dành cho phiên dịch viên mới vào nghề, làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ thường từ 8 đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, phiên dịch viên có thể tăng thêm thu nhập bằng việc nhận các công việc ngoài giờ hành chính như dịch thuật tự do, phiên dịch cuộc gọi, với mức lương dao động từ 500.000 đến 2.000.000 đồng mỗi giờ.
Muốn làm phiên dịch viên thì học ngành gì?
Để trở thành một phiên dịch viên thành công, bạn cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc. Hành trình này bắt đầu với việc lựa chọn ngành học phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Ngoài việc học tập chuyên ngành, bạn cũng nên tham gia các khóa học về Biên - Phiên Dịch để trau dồi kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, tập trung vào các học phần Biên - Phiên Dịch ở năm cuối sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực tế.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần rèn luyện một số kỹ năng mềm quan trọng khác như:
- Kỹ năng nghe và ghi nhớ
- Kỹ năng diễn đạt
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng quản lý thời gian
Hành trình trở thành một phiên dịch viên đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì. Hãy chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng và trau dồi kiến thức để biến ước mơ thành hiện thực.
Ngành phiên dịch viên thi khối nào?
Ngành học |
Khối xét tuyển |
Ngôn ngữ Anh |
A01: Toán – Lý – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
D09: Toán – Sử – Anh
D10: Toán – Địa – Anh
D14: Văn, Sử, Anh
D15: Văn – Địa – Anh
D66: Văn – GDCD – Anh
D78: Văn – KHXH – Anh
D90: Toán – Anh – KHXH |
Ngôn ngữ Hàn |
A01: Toán – Lý – Anh
C00: Văn, Sử, Địa
D01: Toán – Văn – Anh
D14: Văn – Sử – Anh
D15: Văn – Địa – Anh
D78: Văn – KHXH – Anh
D96: Toán – KHXH – Anh |
Ngôn ngữ Nhật |
A01: Toán – Lý – Anh
D01: Toán, Văn, Anh
D06: Toán, Văn, Nhật
D14: Văn – Sử – Anh
D15: Văn – Địa – Anh
D78: Văn – KHXH – Anh
D90: Toán – Anh – KHXH |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
C00: Văn – Sử – Địa
A01: Toán – Lý – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
D04: Toán – Văn – Trung
D14: Văn – Sử – Anh
D15: Văn – Địa – Anh
D78: KHXH – Văn – Anh |
Ngành Đông Phương Học |
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
C00: Sử, Văn, Địa
D01: Văn – Toán – Anh
D02: Văn, Toán. Tiếng Nga
D03: Văn – Pháp – Toán
D04: Toán, Văn, Tiếng Trung
D05: Văn – Tiếng Đức – Toán
D06: Văn – Toán – Tiếng Nhật
D14: Văn – Sử – Tiếng Anh
D15: Văn – Địa – Tiếng Anh
D80: Văn – KHXH, Tiếng Nga
D81: Văn – Tiếng Nhật – KHXH
D82: Văn – KHXH - Tiếng Pháp
D83: Văn - KHXH - Tiếng Trung |
Ngành ngôn ngữ học |
C00: Văn – Sử – Lý
D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
D02: Văn – Toán – Tiếng Nga
D03: Toán – Tiếng Pháp – Văn
D04: Toán, Văn, Trung
D05: Văn, Toán, Tiếng Đức
D06: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Nhật
D78: Văn – KHXH – Tiếng Anh
D79: Văn – KHXH – Tiếng Đức
D81: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Nhật
D82: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp
D83: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Trung |
Ngôn ngữ Nga |
D01: Toán – Văn – Anh
D02: Toán – Văn – Nga |
Quan hệ quốc tế |
A01: Toán học – Vật lí – Tiếng Anh
D01: Toán học – Ngữ văn – Tiếng Anh
D03: Toán học – Ngữ văn – Tiếng Pháp
D04: Toán học – Văn học – Tiếng Trung
D07: Toán học – Hoá học – Tiếng Anh
D11: Ngữ văn – Vật lí – Tiếng Anh
D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh
D15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh |
Muốn làm phiên dịch viên nên học trường nào?
Lựa chọn trường đại học phù hợp với bản thân là yếu tố quan trọng để bạn thành công trong ngành phiên dịch. Dưới đây là một số các trường đại học tại Việt Nam mà bạn có thể cân nhắc:
- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học FPT
- Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thương mại Quốc tế
- Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
- Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Nhóm ngành Ngôn ngữ tại Đại học FPT Cần Thơ là cánh cửa mở ra cơ hội học tập và phát triển cho những bạn trẻ đam mê ngôn ngữ và văn hóa. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chương trình đào tạo hiện đại, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng giao tiếp thành thạo để tự tin chinh phục mục tiêu nghề Phiên dịch viên trong tương lai.
Đại học FPT Cần Thơ cung cấp chương trình đào tạo cho các ngành ngôn ngữ sau:
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Trung Quốc
- Ngôn ngữ Hàn Quốc
- Ngôn ngữ Nhật
Lựa chọn nhóm ngành Ngôn ngữ tại Đại học FPT Cần Thơ, bạn sẽ được:
- Học tập với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết
- Sử dụng phương pháp đào tạo hiện đại, chú trọng thực hành
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa đa dạng và bổ ích
- Có cơ hội nhận học bổng lên đến 100% và tham gia trao đổi sinh viên quốc tế
>> Xem thêm:
Kết
Trên là bài viết về ngành Phiên dịch viên. Hy vọng bạn đã tìm được nhiều thông tin hữu ích về ngành. Để tìm hiểu thêm về nhóm ngành Ngôn ngữ tại Đại học FPT, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.