Đại học FPT Cần Thơ

Top 8 các vị trí trong ngành IT – Công nghệ thông tin

Các vị trí trong ngành IT là gì? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết sau đây của Đại học FPT Cần Thơ.

 

Ngành Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rất đa dạng và có các vị trí công việc khác nhau. Dưới đây là Top 8 các vị trí trong ngành IT phổ biến.

Mục lục

Ngành IT là gì?    
Các vị trí trong ngành IT phổ biến    
8. Kiểm thử phần mềm (Software Tester)    
7. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI Specialist)    
6. Cloud Architect (Kiến trúc sư điện toán đám mây)    
5. Quản lý dự án (Project manager)    
4. Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Scientist)    
3. Chuyên gia bảo mật (Security Specialist)    
2. Quản trị hệ thống (System Administrator)    
1. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer/Developer)    

 

Ngành IT là gì?

Ngành IT (Công nghệ thông tin) là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các hệ thống thông tin, ứng dụng và dịch vụ liên quan đến máy tính và mạng. Các vị trí trong ngành IT chính có thể kể đến như phát triển phần mềm, quản lý dự án IT, hệ thống mạng và bảo mật, quản trị cơ sở dữ liệu, truyền thông và thiết kế giao diện người dùng.

Ngành IT cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin để tăng cường hiệu suất làm việc nên nó có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế và xã hội trong thời hiện đại. Vậy Top 8 các vị trí trong ngành IT là gì? Theo dõi tiếp nhé!

 

>> Xem thêm:

Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

 Ngành Công nghệ thông tin học trường nào tốt nhất?

 

 

Các vị trí trong ngành IT phổ biến

 

8. Kiểm thử phần mềm (Software Tester)

 

Nhiệm vụ chính của người kiểm thử phần mềm là tìm kiếm lỗi, khuyết điểm và các vấn đề khác trong phần mềm trước khi nó được triển khai hoặc phát hành. Việc thực hiện kiểm thử phần mềm giúp giảm thiểu rủi ro lỗi, cải thiện đáng kể chất lượng và đáng tin cậy của phần mềm trước khi nó được đưa vào sử dụng.
Các chuyên gia kiểm thử phần mềm (Software Testers) thường tham gia từ giai đoạn thiết kế và phát triển phần mềm cho đến giai đoạn triển khai và bảo trì.

 

7. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI Specialist)

Tiếp theo của Top 8 các vị trí trong ngành IT là Chuyên gia trí tuệ nhân tạo. Là người tham gia nghiên cứu và phát triển các công nghệ, thuật toán và mô hình AI mới. Họ theo dõi các xu hướng mới, nghiên cứu các bài báo khoa học và tham gia vào dự án phát triển lĩnh vực AI.

 

 

6. Cloud Architect (Kiến trúc sư điện toán đám mây)

Thay vì lưu trữ và xử lý dữ liệu trên các máy tính cục bộ hoặc máy chủ vật lý, điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập và sử dụng các tài nguyên máy tính trên các máy chủ từ xa thông qua mạng Internet.
Và các kiến trúc sư điện toán đám mây sẽ là chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý hệ thống điện toán đám mây cho một tổ chức, tăng cường khả năng mở rộng và tự động hóa các quy trình để đạt được hiệu suất tốt nhất và giảm thiểu chi phí. Họ có kiến thức sâu về các nền tảng đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud Platform (GCP) và các dịch vụ điện toán đám mây khác.

5. Quản lý dự án (Project manager)

Là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành một dự án từ đầu đến cuối. Họ sẽ xác định các công việc cần thực hiện, lập lịch, ước tính nguồn lực và xác định các rủi ro có thể xảy ra.
Họ sẽ giao tiếp và báo cáo về tiến trình dự án, kết quả và vấn đề liên quan đến các vị trí trong ngành IT khác và các bên hợp tác liên quan. Người đảm bảo rằng dự án được triển khai đúng thời gian và đáp ứng yêu cầu.

 

4. Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Scientist)

Một trong các vị trí trong ngành IT hot nhất hiện nay là Data Scientist. Là một người có kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, thống kê, máy học và lĩnh vực liên quan. Data Scientist sử dụng các phương pháp phân tích và công cụ để khám phá, hiểu và rút ra thông tin hữu ích từ dữ liệu.

 

 

>> Xem thêm:

 Ngành Công nghệ Thông tin học những môn gì?

 Học ngành Công nghệ thông tin khối nào?

 

3. Chuyên gia bảo mật (Security Specialist)

Công việc của một chuyên gia bảo mật là bảo vệ hệ thống, mạng và dữ liệu của một tổ chức khỏi các mối đe dọa và tấn công từ bên ngoài hoặc bên trong. Dựa trên việc phân tích rủi ro, chuyên gia bảo mật đề xuất và triển khai các biện pháp bảo mật để bảo vệ hệ thống và mạng.

2. Quản trị hệ thống (System Administrator)

Quản trị hệ thống chịu trách nhiệm đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thông tin trong tổ chức. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hỗ trợ hệ thống máy tính và mạng, giúp người dùng sử dụng hệ thống một cách hiệu quả và đảm bảo rằng các hoạt động của tổ chức diễn ra một cách suôn sẻ.

 

1. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer/Developer)

Là vị trí cần nhiều nhân sự nhất của các vị trí trong ngành IT. Kỹ sư phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình và các công cụ phát triển phần mềm để tạo ra mã nguồn và xây dựng phần mềm dựa trên yêu cầu và thiết kế. Họ viết mã, thực hiện các chức năng, kiểm thử và sửa lỗi trong quá trình phát triển.
Công việc của kỹ sư phần mềm yêu cầu kiến thức cứng vững vàng về lập trình và cả kỹ năng mềm khi họ cần giao tiếp với các vị trí trong ngành IT khác, bao gồm kỹ sư khác, nhà thiết kế giao diện, quản lý dự án và khách hàng hoặc người dùng cuối để có một sản phẩm hoàn chỉnh nhất.

Đây chỉ là một số các vị trí trong ngành IT tham khảo, Công nghệ thông tin vẫn tiếp tục phát triển và thay đổi theo xu hướng công nghệ mới.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học FPT Cần Thơ có thế mạnh vượt trội về đào tạo CNTT. Được nhiều thế hệ học sinh và phụ huynh tin tưởng chọn là nơi giảng dạy qua nhiều năm. Có nên học ngành Công nghệ thông tin FPT?

Xem thêm thông tin tại đây.

Nếu thấy bài viết Top 8 các vị trí trong ngành IT – Công nghệ thông tin hay, bạn có thể chia sẻ bài viết hoặc nếu muốn tìm hiểu thêm về ngành công nghệ thông tin tại Đại học FPT Cần Thơ, các
bạn có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 


 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *