Đại học FPT Cần Thơ

Top 10 những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

Đâu là những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai? Theo dõi bài viết bên dưới để ĐH FPT Cần Thơ “mách nước” cho bạn nhé!


Nội dung bài viết

1. Top 10 những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

1.1. Ngành Công nghệ thông tin

1.2. Ngành Công nghệ ô tô

1.3. Ngành Truyền thông – Marketing

1.4. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

1.5. Ngành Tâm lý học

1.6. Ngành Quản trị du lịch – khách sạn

1.7. Ngành Công nghệ thực phẩm

1.8. Ngành Xây dựng

1.9. Nhóm ngành Ngôn ngữ

1.10. Ngành Điều dưỡng

Thế giới nghề nghiệp ngày nay không ngừng biến đổi với vô số ngành nghề mới mẻ song song với những ngành truyền thống. Việc lựa chọn ngành học phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến tương lai cá nhân mà còn đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Hiểu được điều này, ĐH FPT Cần Thơ xin chia sẻ đến bạn đọc top 10 ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai. Bài viết này không chỉ cung cấp danh sách ngành nghề tiềm năng mà còn đi kèm mô tả chi tiết về công việc, giúp bạn dễ dàng định hướng và lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

 

những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

 

Top 10 những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai

 

Theo học những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai giúp sinh viên nhanh chóng có việc làm và tránh đào thải bởi công nghệ. Dưới đây là top 10 ngành “hot” bạn nên tham khảo.

 

>> Xem thêm:

 

1. Ngành Công nghệ thông tin

 

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đang và sẽ tiếp tục là top đầu những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai. Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình, nhu cầu tuyển dụng nhân viên CNTT sẽ tăng mạnh và bền vững với tốc độ hơn 47%/năm.

Hiện nay, thị trường lao động CNTT chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hơn 400.000 nhân lực mỗi năm. Đây là cơ hội vàng cho những ai đam mê CNTT, mong muốn phát triển và bảo trì phần mềm, ứng dụng, hệ thống máy tính.

Hơn cả một công việc, CNTT mang đến trách nhiệm to lớn cho sự phát triển xã hội. Các chuyên gia CNTT không chỉ lập trình hệ thống, phát triển phần mềm, bảo trì ứng dụng, mà còn tham gia vào cuộc đua trí tuệ nhân tạo và đảm bảo an ninh mạng cho các tổ chức.

 

 

2. Ngành Công nghệ ô tô

 

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, năm 2022 chứng kiến hơn 500.000 xe bán ra tại Việt Nam – minh chứng cho nhu cầu xe hơi ngày càng tăng cao. Nhận thấy tiềm năng to lớn, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã gia tăng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất ngành Công nghệ – Kỹ thuật ô tô.

Nhu cầu nhân lực cho ngành này cũng tăng cao đột biến. Doanh nghiệp “khát” những kỹ sư ô tô có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng làm việc nhóm tốt để góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, hiệu suất kỹ thuật và phần mềm xe. Nếu có khả năng thiết kế, thử nghiệm các công nghệ nhiên liệu, hệ thống an toàn và đưa ra giải pháp tối ưu cho ô tô, bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn theo đuổi ngành đầy tiềm năng này.

 

3. Ngành Truyền thông – Marketing

 

Luôn nằm trong top những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai, Truyền thông – Marketing là lựa chọn sáng giá cho các bạn sinh viên. Nắm giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng, đội ngũ nhân viên Truyền thông – Marketing đóng góp trực tiếp vào sự thành công của doanh nghiệp.

Nhu cầu tuyển dụng cho ngành này ngày càng tăng cao khi hàng loạt công ty, tập đoàn mở rộng hoạt động kinh doanh. Theo dự báo của Trung tâm dự báo nhân lực và thị trường lao động TP.HCM, đến năm 2025, thị trường sẽ cần đến hơn 21.000 lao động trong lĩnh vực Truyền thông – Marketing. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo, năng động và mong muốn theo đuổi sự nghiệp đầy hứa hẹn.

 

 

4. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

 

Sự bùng nổ của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam những năm gần đây đã tạo nên nhu cầu nhân lực khổng lồ cho ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Theo dự báo của Hiệp hội Vietnam Logistics Business, đến năm 2025, ngành này sẽ cần tới 300.000 nhân viên để đáp ứng nhu cầu hoạt động của 30.000 công ty, doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam.

Công việc trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động như: tiếp nhận, sắp xếp, bố trí, giám sát hàng hóa; phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo giao hàng hiệu quả và kịp thời.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay cho ngành này đang gặp tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Ước tính chỉ có khoảng 40% lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, và chỉ 10% trong số đó được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

 

 

5. Ngành Tâm lý học

 

Xã hội phát triển, những áp lực vô hình ngày càng gia tăng, tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần con người. Do vậy, ngành Tâm lý học nổi lên như một trong những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các bạn trẻ.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM, riêng TP.HCM mỗi năm cần đến hơn 1.000 cán bộ tâm lý. Với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng như bác sĩ tâm lý, chuyên viên điều trị tâm lý tại trường học, doanh nghiệp hay giảng viên tâm lý, Tâm lý học mang đến triển vọng phát triển rộng mở cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.

Công việc chính của ngành Tâm lý là nghiên cứu về bản chất, vai trò và chức năng của hiện tượng tâm lý, từ đó giải thích và dự đoán hành vi con người. Các chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe, thấu hiểu, chẩn đoán và đưa ra biện pháp hỗ trợ cho những ai đang gặp vấn đề về tâm lý, góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần cho cộng đồng.

 

6. Ngành Quản trị du lịch – khách sạn

 

Ngành Quản trị du lịch – khách sạn từ lâu đã được xem là ngành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, đóng góp vào GDP và tạo ra nguồn thu nhập dồi dào cho đất nước. Theo Tổng cục Du lịch, nhu cầu nhân lực cho ngành này lên đến 40 nghìn lao động mỗi năm, tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành chưa đáp ứng đủ 40% nhu cầu trên.

Điều này dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, đặc biệt là vào mùa cao điểm du lịch. Doanh nghiệp trong ngành liên tục trong tình trạng “khát” nhân lực, đặc biệt là những ứng viên có kỹ năng chuyên môn cao và nắm bắt tốt xu hướng thị trường.

Ngành Quản trị du lịch – khách sạn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ đam mê khám phá, giao tiếp và mong muốn cống hiến cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

 

 

7. Ngành Công nghệ thực phẩm

 

Nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng gia tăng thúc đẩy ngành Công nghệ thực phẩm lọt top những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai. Tuy nhiên, sự quan tâm của giới trẻ còn hạn chế, so với tốc độ tăng trưởng ngành lên đến 7%/năm.

Ngành Công nghệ thực phẩm là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về bảo quản, chế biến các loại nông sản thành những sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về nguyên liệu, quy trình chế biến, đánh giá chất lượng thực phẩm, đồng thời tìm hiểu về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong các lĩnh vực đa dạng như thực phẩm, dược phẩm, hóa học.

Với sự đa dạng và ứng dụng rộng rãi, Công nghệ thực phẩm hứa hẹn là ngành học tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên trong tương lai.

 

8. Ngành Xây dựng

 

Sự bùng nổ của công nghiệp hóa và hiện đại hóa kéo theo nhu cầu to lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng nhu cầu tuyển dụng cho ngành Xây dựng. Theo thống kê của các chuyên gia, ngành này sẽ bùng nổ trong tương lai với nhu cầu lao động tăng lên đến 500 nghìn người mỗi năm.

Kỹ sư Xây dựng đóng vai trò quan trọng trong mọi khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, quản lý đến đánh giá rủi ro, tư vấn và giám sát. Không chỉ giới hạn ở vị trí kiến trúc sư như nhiều người lầm tưởng, sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng có thể lựa chọn đa dạng các công việc như kỹ sư xây dựng, kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư cầu đường, kỹ sư thủy lợi,…

Với nền tảng kiến thức vững chắc về chuyên môn và kỹ năng mềm được đào tạo bài bản, sinh viên ngành Xây dựng có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong các tập đoàn xây dựng lớn, công ty tư vấn thiết kế, các ban ngành nhà nước hoặc tự mở văn phòng tư vấn riêng.

 

9. Nhóm ngành Ngôn ngữ

 

Nhóm ngành Ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật, thu hút lượng lớn sinh viên theo học mỗi năm bởi nhu cầu nhân lực cao trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Ngôn ngữ có nhiều cơ hội nghề nghiệp ở các lĩnh vực như Giáo dục, Du lịch, Khách sạn, Biên phiên dịch.

Đặc biệt, tiếng Anh và tiếng Nhật là hai ngôn ngữ luôn “hot” trên thị trường lao động. Báo cáo năm 2021 của Navigos Group cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực biết tiếng Trung cũng đang tăng mạnh, mở ra cơ hội cho những bạn trẻ năng động, hướng ngoại.

 

>> Xem thêm: Học ngoại ngữ nào lương cao ở Việt Nam? [TOP 7]

 

 

10. Ngành Điều dưỡng

 

Thiếu hụt nhân lực Điều dưỡng không chỉ là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam mà còn là thách thức chung cho nhiều quốc gia phát triển như Úc, Nhật Bản, Canada. Thực trạng này càng trở nên đáng lo ngại khi tỷ lệ bác sĩ: điều dưỡng tại Việt Nam chỉ đạt 1:1,5, mức lý tưởng theo khuyến cáo của Bộ Y tế thế giới là 1:3.

Dự báo trong 10 năm tới, nhu cầu nhân lực ngành Điều dưỡng nước ta sẽ tăng thêm 35% để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng cao. Điều này cho thấy, Điều dưỡng là một ngành nghề “hot”, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đam mê với lĩnh vực y tế.

 

>> Xem thêm:

 

Kết

 

Trên là top 10 những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai. Nếu quan tâm bất kì ngành nghề nào, bạn có thể liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *