Bạn thắc mắc về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng? Đừng lo lắng! Đại học FPT Cần Thơ đã giải đáp trong bài viết này.
Nội dung bài viết
1. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
2. Tại sao nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng?
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu vận chuyển và lưu trữ hàng hóa tăng cao, kéo theo nhu cầu nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng ngày càng lớn.
Vậy, bạn có thực sự hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Trong bài viết này, Đại học FPT Cần Thơ đã giải thích tường tận về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Khám phá ngay!
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Ngành Logistics
Ngành Logistics là khâu trung gian giúp vận chuyển hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ của chuỗi cung ứng. Ngành Logistics bao gồm các công việc như: bao bì và đóng gói, dịch vụ vận tải, lưu kho, xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, thủ tục hải quan,…
Ngành Quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh: Supply Chain Management) là một ngành học và nghề nghiệp liên quan đến việc quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tạo ra và phân phối hàng hóa/dịch vụ. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của Logistics như vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, nhưng cũng bao gồm thêm cả quá trình sản xuất, thu mua, và marketing.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh: Logistics and Supply Chain Management) là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng. Ngành này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và phân phối một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp sản xuất, thương mại đến dịch vụ. Các bạn sinh viên học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể quản lý và điều phối các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Tại sao nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng?
Chuỗi cung ứng và Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động mua bán của các công ty, doanh nghiệp. Sau đây là một số lý do tiêu biểu khiến ngành này trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều nhân lực trẻ như hiện nay.
>> Xem thêm:
- Ngành Logistics học trường nào tốt nhất? [TOP 11]
- Học Logistics ra làm gì? Top 10 công việc thu nhập tốt
- Con gái có nên học Logistics? Giải đáp chi tiết
1. Đa dạng cơ hội nghề nghiệp
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là một trong những ngành có cơ hội nghề nghiệp rất rộng lớn. Hiện nay có gần 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành Logistics tại Việt Nam, theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics cho biết.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhân sự của ngành này đang trong tình trạng rất cấp bách, thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo Logistics Việt Nam dự kiến đến năm 2030, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực của ngành này lên đến hơn 200.000 nhân sự.
Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sau khi ra trường có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực tại các doanh nghiệp Logistics, cơ quan Nhà nước và các tập đoàn đa quốc gia ở trong và ngoài nước. Dưới đây là một số vị trí cụ thể mà bạn có thể tham khảo:
- Kỹ sư hoạch định sản xuất
- Kỹ sư Logistics
- Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng
- Chuyên viên khai thác thị trường
- Chuyên viên thu mua
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên chứng từ
- Chuyên viên quản lý kho vận
- Chuyên viên hệ thống xuất nhập khẩu
- Trưởng bộ phận kinh doanh quốc tế
2. Thu nhập hấp dẫn
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được xem là ngành “xương sống” của nền kinh tế cả nước và hiện đang có tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Do đó, mức thu nhập ngành này cũng khá khủng.
Đối với nhân viên chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam, mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường là khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với nhân sự có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên. Ngoài ra, mức lương ngành logistics còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau như kỹ năng, kinh nghiệm, hiệu suất làm việc, và quy mô công ty.
3. Cơ hội phát triển và thăng tiến
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao. Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại điện tử và kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, ngành này càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Tính chất công việc của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng khá năng động, đòi hỏi người lao động phải có khả năng thích ứng cao, linh hoạt trong xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. Đây cũng là những kỹ năng cần thiết để có thể phát triển và thăng tiến trong ngành.
Bên cạnh đó, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng mang lại cho người lao động nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường quốc tế, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, giao lưu học hỏi với các nền văn hóa khác nhau. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức và kỹ năng, từ đó tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
4. Mức độ hài lòng với công việc cao
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành mang lại cho nhân viên sự hài lòng trong công việc cao nhất hiện nay. Có đến 79% người hoạt động trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng hoàn toàn thỏa mãn với công việc của mình, theo nghiên cứu của Supply Chain Management Professional (2012) cho biết. Họ hài lòng bởi:
- Công việc đa dạng và có mức lương khá hậu hĩnh
- Tính chất công việc khá năng động, sáng tạo, luôn tạo được sự hứng khởi, thú vị trong môi trường làm việc mà không quá “cứng nhắc”.
5. Nhiều cơ hội thực tập
Trong những năm gần đây, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân viên ngày càng tăng. Điều này tạo ra nhiều cơ hội thực tập cho sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Sinh viên sẽ được làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp, công ty Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tham gia vào các công việc thực tế như vận chuyển, kho bãi, xuất nhập khẩu hoặc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế. Việc thực tập giúp sinh viên có lợi thế trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế, tiếp cận với các kiến thức và kỹ năng mới.
Kết
Trên là bài viết tổng hợp thông tin về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Để tìm hiểu thêm về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học FPT, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.
Lan Thịnh