Vượt qua những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế
Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế luôn là nỗi lo lắng cho sinh viên. Hãy tìm hiểu cách để vượt qua những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế nhé!
Nội dung bài viết
1. Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế ở trong và ngoài nước
2. Sinh viên có thể gặp những khó khăn nào của ngành Kinh doanh quốc tế
3. Đại học FPT Cần Thơ giúp sinh viên đối mặt với những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Kinh doanh quốc tế đang trở thành xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành này cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức đối với các nhân sự mới ra trường.
>> Xem thêm: Kinh doanh quốc tế là gì?
Vậy, đâu là những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế? Bài viết này sẽ phân tích tổng quan về khó khăn của ngành cũng như cách Đại học FPT giúp sinh viên vượt qua.
Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế trong và ngoài nước
Để có thể dễ dàng cho mọi người theo dõi bài này, thì Đại học FPT Cần Thơ sẽ chia những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế ra làm hai hướng là trong và ngoài nước.
Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế ở trong nước
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA)
Kinh doanh quốc tế chắc chắn sẽ có liên quan mật thiết đến hiệp định thương mại tự do (FTA) - hiệp định thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Với hiệp định này, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể nắm bắt đầy đủ thông tin và lập ra phương án kinh doanh tận dụng được hết lợi ích, tài nguyên từ hiệp định này mang lại. Đây là một trong những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế.
Những thông tin cần thiết nhưng có rất nhiều doanh nghiệp không rõ dẫn đến không có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình hội nhập. Kết quả khảo sát của VCCI vào đầu năm 2015 cho thấy, có tới 60-70% doanh nghiệp cho rằng, các Hiệp định Thương mại tự do này không có sự ảnh hưởng hay tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của họ.
Công tác quản lý
Với một ngành rộng lớn như kinh doanh, nhưng hiện tại công tác quản lý kinh doanh, quản lý về mọi mặt của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đạt được chất lượng cao. Điều này tạo ra nhiều thách thức và những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế trong nước. Do đó việc quản lý của doanh nghiệp không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Tầm nhìn của các doanh nghiệp chưa bền vững
Các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn và những chiến lược mang tính bền vững. Điều này làm cho các doanh nghiệp không thể khai thác và tận dụng những lợi thế để cạnh tranh dài hạn cho công ty. Trong kinh doanh, nếu không có chiều sâu và tầm nhìn rộng thì niềm tin, động lực để thu hút sự hợp tác từ doanh nghiệp nước ngoài cũng không cao. Đây là điều dễ thấy ở rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Nguồn lực
Nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nguồn đầu tư, nguồn vốn, chất lượng lao động, trình độ công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, cũng như ứng dụng công nghệ chưa tạo được ưu thế.
Từ đó khiến việc quản lý của nhiều doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, kỳ vọng, làm giảm năng suất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó có thể thấy nguồn lực của doanh nghiệp Việt nhìn chung còn ở mức thấp và là một điều đáng lo ngại trong những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế.
>> Xem thêm: Con gái có nên học Kinh doanh quốc tế?
Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế ở ngoài nước
Môi trường kinh tế
Mỗi quốc gia tồn tại một nền kinh tế khác nhau. Có các môi trường kinh tế của các nước phát triển, đang phát triển hoặc chưa phát triển. Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế cũng đa phần bắt nguồn từ việc các nền kinh tế không đồng nhất.
Môi trường chính trị
Môi trường chính trị là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm và khó giải quyết nhất trong những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế. Do đó, các công ty khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phải luôn có những phương án, chính sách khác nhau và thay đổi liên tục để phù hợp với mỗi quốc gia cần giao dịch.
Môi trường văn hoá
Yếu tố văn hoá của một quốc gia nước ngoài vẫn là một thành phần quan trọng và có trọng lượng trong những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế. Yếu tố văn hoá của một quốc gia liên quan đến những niềm tin và giá trị chung được chia sẻ, được hình thành bởi ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng.
>> Xem thêm: Kinh doanh quốc tế học trường nào tốt nhất?
Sinh viên có thể gặp những khó khăn nào của ngành Kinh doanh quốc tế?
Rào cản ngôn ngữ
Khó khăn đầu tiên của sinh viên học ngành Kinh doanh quốc tế là rào cản ngôn ngữ. Với sự hội nhập nhanh và toàn cầu hoá như hiện nay thì ngoại ngữ là một điều cực kì quan trọng. Kinh doanh với càng đa dạng đối tác nước ngoài thì yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ càng cao.
Văn hóa – Tôn giáo
Khó khăn tiếp theo mà các sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ gặp phải chính là văn hóa – tôn giáo. Văn hóa – tôn giáo các nước khác nhau cũng sẽ dẫn tới việc triển khai những dự án theo từng quốc gia cũng sẽ khác nhau.
Pháp luật
Pháp luật khác nhau, bộ luật và điều luật khác nhau giữa các quốc gia. Vì thế, nhân sự làm Kinh doanh quốc tế cần nắm được những kiến thức về luật để tránh việc dự án không thể triển khai, vận hành ở một nước hoặc nhiều nước. Đặc biệt, đây cũng là để tránh gây ra một số sai lầm quan trọng ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước.
Vừa rồi là những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế ở ngoài nước và thấy được những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến với ngành này.
Đại học FPT Cần Thơ giúp sinh viên đối mặt với những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào?
Với việc đào tào hoàn toàn theo giáo trình của nước ngoài sẽ giúp sinh viên có được những kiến thức chung về ngành Kinh doanh quốc tế của các nước trên thế giới. Song song với đó, các sinh viên sẽ được học ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Trung - ngôn ngữ được sử dụng phổ biến thứ 2 trên thế giới, điều này sẽ giúp cho sinh viên có thể giao tiếp một cách dễ dàng hơn.
Đối với các chương trình giao lưu, trao đổi sinh viên, các sinh viên của Đại học FPT nói chung và Đại học FPT Cần Thơ nói riêng sẽ có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hoá khác nhau trên thế giới.
Qua đó tạo tiền đề cho việc tiếp thu và dễ dàng hội nhập khi ra trường và làm việc với các đối tác nước ngoài. Có sự tiếp xúc đa văn hoá như vậy thì những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế sẽ không còn e ngại nữa.
Đặc biệt, tại Đại học FPT Cần Thơ có hẳn 1 kỳ OJT hay còn được gọi là kỳ thực tập. Với quyền lợi như thế này, các bạn sinh viên có cơ hội được tiếp xúc sớm và hiểu rõ những gì doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hướng đến để sau này sẽ dễ dàng định hướng con đường sự nghiệp của bản thân.
>> Xem thêm: Mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế
Tất cả những gì Đại học FPT Cần Thơ đã liệt kê ở trên thì sẽ giúp sinh viên phần nào đối mặt với những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế.
Nếu muốn review ngành Kinh doanh quốc tế, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.