Bạn thắc mắc học Quản trị khách sạn ra làm gì? Đừng lo lắng! Bài viết của Đại học FPT Cần Thơ sẽ liệt kê danh sách công việc hot nhất.
Nội dung bài viết
1. Học Quản trị khách sạn ra làm gì? Các công việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn
2. Học Quản trị Du lịch – Khách sạn ra làm gì?
3. Học Quản trị khách sạn có dễ xin việc?
Dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước ta, trong đó ngành du lịch và khách sạn luôn đóng vai trò quan trọng. Ngành Quản trị khách sạn được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi độ hot và cơ hội việc làm rộng mở.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ học Quản trị khách sạn ra làm gì. Vậy hãy cùng khám phá các công việc hot của lĩnh vực này nhé!
>> Xem thêm: Quản trị Khách sạn là gì? Tổng quan những điều cần biết
Học Quản trị khách sạn ra làm gì? Các công việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn
Học Quản trị khách sạn ra làm gì vẫn luôn là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các bạn học sinh và phụ huynh. Bên dưới là một số các công việc trong ngành Nhà hàng khách sạn đang hot hiện nay bạn có thể tham khảo.
>> Xem thêm:
- Hospitality là ngành gì? 5 phạm vi ngành Hospitality
- F&B là gì? Những điều cần biết về ngành
Các vị trí trong khách sạn
Quản trị khách sạn làm nghề gì? Khách sạn là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác cho khách du lịch. Để vận hành một khách sạn, cần có sự đóng góp của nhiều bộ phận và cá nhân với các vị trí công việc khác nhau.
1. Quản lý Khách sạn
Quản lý khách sạn là người đứng đầu một khách sạn, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của khách sạn.
Quản lý Khách sạn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhân sự và vận hành khách sạn đúng với quỹ đạo. Bên cạnh đó, họ còn phải tạo ra kế hoạch và có chiến lược phát triển khách sạn cùng với nhóm của mình.
2. Nhân viên lễ tân
Bộ phận lễ tân là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm đón tiếp, tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn. Có thể nói lễ tân như gương mặt đại diện của khách sạn.
Vị trí này cần sự hoạt ngôn và tinh thần hiếu khách khi đón tiếp khách hàng. Họ là người giao tiếp trực tiếp với khách hàng, giúp khách đăng ký, trả phòng và cung cấp các thông tin cần thiết.
3. Nhân viên bộ phận ẩm thực, buồng phòng
Nhân viên bộ phận ẩm thực, buồng phòng là những người trực tiếp phục vụ khách hàng trong các hoạt động ăn uống và nghỉ ngơi.
Các vị trí này liên quan đến các bộ phận cốt lõi của khách sạn. Nhân viên ẩm thực làm việc trong nhà hàng hoặc quầy bar, phục vụ thức ăn và đồ uống cho khách hàng. Nhân viên buồng phòng chịu trách nhiệm dọn dẹp và bố trí phòng cho khách hàng.
4. Chuyên viên đào tạo tại khách sạn
Chuyên viên đào tạo tại khách sạn là người chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và đánh giá các chương trình đào tạo cho nhân viên khách sạn.
Vị trí này tập trung vào việc đào tạo nhân viên phù hợp với cách làm việc và văn hóa của doanh nghiệp lưu trú. Chuyên viên đào tạo sẽ theo sát đội ngũ nhân viên và đảm bảo rằng nhân viên có đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện công việc của mình.
5. Quản lý tiếp thị (Marketing)
Quản lý tiếp thị (Marketing) là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động tiếp thị nhằm quảng bá và thúc đẩy doanh số của khách sạn. Công việc bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, đưa ra những chiến lược tiếp thị và triển khai các hoạt động quảng cáo và PR.
6. Chuyên viên tổ chức sự kiện
Chuyên viên tổ chức sự kiện là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các sự kiện của khách sạn. Vị trí này sẽ phụ trách nhiệm vụ thiết kế và chuẩn bị sự kiện để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với những dịch vụ như tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc cưới và sự kiện khác.
>> Xem thêm: Quản trị khách sạn nên học trường nào?
Các công việc trong nhà hàng
Ngành Quản trị nhà hàng khách sạn ra làm gì? Phần này giới thiệu về các công việc chính trong nhà hàng, bao gồm 4 khâu khác nhau từ quản lý đến chuỗi cung ứng và phục vụ.
1. Quản lý Nhà hàng
Quản lý Nhà hàng có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng. Nhiệm vụ bao gồm lập kế hoạch, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, quản lý ngân sách, giám sát chất lượng dịch vụ và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
2. Quản lý tồn kho
Quản lý tồn kho đảm nhận vai trò quản lý và kiểm soát hàng hóa, nguyên liệu và vật tư trong nhà hàng. Công việc bao gồm theo dõi số lượng hàng tồn kho, đặt hàng mới, đảm bảo hàng hóa đủ đáp ứng cho sự vận hành của nhà hàng.
3. Phục vụ nhà hàng
Học Quản trị khách sạn ra làm gì dễ nhất? Nhân viên phục vụ nhà hàng là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhiệm vụ của họ bao gồm đón tiếp khách hàng, hướng dẫn về món ăn trong menu, nhận đơn hàng, phục vụ thức ăn và đồ uống, và đảm bảo rằng khách hàng có một trải nghiệm dịch vụ tốt.
4. Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là vị trí quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà hàng đạt yêu cầu. Quá trình cung ứng nguyên liệu và vật tư cho nhà hàng phải được cung cấp đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Các vị trí trên là câu trả lời cho câu hỏi học Quản trị khách sạn ra làm gì. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị trí trong khách sạn và nhà hàng.
>> Xem thêm: Mã ngành Quản trị khách sạn
Học Quản trị Du lịch – Khách sạn ra làm gì?
Học Quản trị du lịch khách sạn ra làm gì? Ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn là một ngành học hot, thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực du lịch và khách sạn.
1. Quản lý và điều hành tour
Nhân viên quản lý và điều hành tour chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các tour du lịch. Bạn sẽ tham gia vào quá trình lên ý tưởng tour, tìm kiếm đối tác, quản lý nguồn lực và đảm bảo sự suôn sẻ của tour trong suốt quá trình diễn ra.
2. Thiết kế tour du lịch
Học Quản trị khách sạn ra làm gì tự do thu nhập? Nhân viên thiết kế tour du lịch chịu trách nhiệm tạo ra các tour du lịch mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, bạn sẽ nghiên cứu các địa điểm du lịch, xác định hoạt động và trải nghiệm cho khách du lịch được diễn ra thuận lợi và gây ấn tượng nhất.
3. Nhân viên kinh doanh tour
Nhân viên kinh doanh tour làm việc trong bộ phận kinh doanh của các công ty du lịch hoặc đại lý du lịch. Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm và thu hút khách hàng, tư vấn về các tour du lịch và dịch vụ khách sạn, xử lý các giao dịch và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình đặt tour.
4. Chuyên viên chăm sóc khách hàng
Chuyên viên chăm sóc khách hàng là người chịu trách nhiệm chăm sóc và hỗ trợ khách hàng sau khi họ đã đặt tour hoặc dịch vụ khách sạn. Nhiệm vụ của bạn là giải đáp thắc mắc, khiếu nại và xử lý các vấn đề của khách hàng trong quá trình du lịch, đảm bảo họ có một trải nghiệm tốt nhất.
Các vị trí trên đã phần nào trả lời câu hỏi học Quản trị khách sạn ra làm gì. Hy vọng phần này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các công việc phổ biến sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn.
Học Quản trị khách sạn có dễ xin việc?
Học Quản trị khách sạn có dễ xin việc? Câu trả lời là CÓ, học ngành Quản trị khách sạn có cơ hội xin việc khá cao. Ngành này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực du lịch – khách sạn cũng tăng cao. Theo khảo sát của một số các trường đại học, tỷ lệ sinh viên Quản trị khách sạn có thể kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là khoảng 90%.
Tuy nhiên, để có thể xin làm việc tại các doanh nghiệp lưu trú dễ dàng, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.
Kết
Trên là bài viết giải đáp thắc mắc học Quản trị khách sạn ra làm gì. Hy vọng bạn đã có cho mình câu trả lời phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.
Để tìm hiểu thêm về chuyên ngành Quản trị khách sạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.