Đại học FPT Cần Thơ

Những điều cần biết về Truyền thông đa phương tiện khi chọn nghề

17 Tháng tư, 2022 Không có bình luận

Ngành Truyền thông đa phương tiện hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm nhờ vào mức lương hấp dẫn và môi trường năng động. Cùng ĐH FPT Cần Thơ tìm hiểu nhé!

Mục lục
1. Những điều cần biết về Truyền thông đa phương tiện
2. Truyền thông đa phương tiện học những gì?
3. Tố chất để học Truyền thông đa phương tiện
4. Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông đa phương tiện
5. Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam
6. Cần trau dồi những gì khi học Truyền thông đa phương tiện
7. Lợi thế của sinh viên theo học Truyền thông đa phương tiện tại Đại học FPT
8. Học phí chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Đại học FPT Cần Thơ

9. Phương thức tuyển sinh Đại học FPT Cần Thơ năm 2023

 

Những điều cần biết về Truyền thông đa phương tiện

 

Trong những năm công nghệ số bùng nổ, ngày càng nhiều nền tảng truyền thông mới xuất hiện với các đặc thù riêng biệt. Thế nên, ngành Truyền thông đa phương tiện đã ra đời như một giải pháp giúp các doanh nghiệp có thêm nhân sự xây dựng hiệu quả các chiến lược truyền thông. Vậy ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communications) là ngành nghiên cứu về cách thức sản xuất ra đa dạng các tư liệu truyền thông (văn bản, ảnh, video,…) và tích hợp chúng lại trong quá trình giao tiếp giữa thương hiệu và người dùng.

 

 

Truyền thông đa phương tiện học những gì?

 

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được đào tạo theo hai mặt kiến thức, bao gồm cách thức tư duy và chuyên môn kỹ thuật.

Về tư duy nghề, sinh viên sẽ được học cơ bản về nguyên lý marketing và tâm lý học truyền thông nhằm phát triển cái nhìn toàn diện về giao tiếp giữa thương hiệu và người dùng.

Về mặt đào tạo kỹ thuật, sinh viên sẽ được học bổ sung các kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính, công nghệ thông tin.

Đồng thời, sinh viên ngành Truyền thông sẽ được học chuyên sâu hơn về các kỹ năng viết, nhiếp ảnh, dựng và quay phim cũng như cách thức sử dụng các công cụ thiết kế, chỉnh sửa và xây dựng đồ họa để hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm truyền thông.

 

Tố chất để học ngành Truyền thông đa phương tiện

 

Để theo học Truyền thông đa phương tiện, bạn nên có những tố chất sau:

– Có đam mê với các lĩnh vực giao tiếp, truyền thông

– Khả năng sáng tạo và thích ứng với xu hướng: Ngành Truyền thông luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Mỗi một thương hiệu làm truyền thông luôn phải đổi mới và thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện đại chúng để khách hàng nhớ đến mình. Thế nên, người làm truyền thông phải sáng tạo và thích ứng với xu hướng của thị trường để tồn tại trong ngành này một cách lâu dài.

– Khả năng tự học và luôn chủ động học hỏi: Theo ngành Truyền thông, bạn sẽ phải xây dựng nội dung trên rất nhiều nền tảng truyền thông khác nhau với các đặc tính khác nhau. Do đó, bạn cần có khả năng tự học và luôn chủ động trau dồi kiến thức cho bản thân về lĩnh vực này để đảm bảo rằng công việc truyền thông luôn đạt hiệu quả ở mọi kênh, tại mọi thời điểm.

– Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Vì người làm truyền thông đóng vai trò là người đại diện thương hiệu để giao tiếp với khách hàng, nên mỗi câu văn, lời nói hoặc kịch bản đều phải được đảm bảo chau chuốt và đúng hoàn cảnh để không gây ra tác động xấu đến thương hiệu. Thế nên, khi bạn quyết định theo ngành, bạn cần luyện tập cho bản thân tính cẩn thận và tỉ mỉ.

Hiểu mình để chọn nghề cùng các công cụ trắc nghiệm tính cách

 

 

Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông đa phương tiện

 

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các thương hiệu nhỏ và vừa, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện hiện đang là nhân sự được các doanh nghiệp ưu ái tuyển dụng.

Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, trong khoảng từ năm 2015 – 2025, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng nhân sự thuộc ngành Truyền thông – Quảng cáo lên đến 21.600 lao động.

Sinh viên tốt nghiệp Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở các vị trí như:
● Giám đốc Sáng tạo
● Biên tập viên
● Phóng viên
● Quản trị truyền thông trực tuyến
● Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
● Chuyên viên quảng cáo
● Chuyên viên Tổ chức sự kiện

 

Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam

 

Với sức hút đầu ra, ngành Truyền thông đa phương tiện có mức lương khá cao với mức lương trung bình từ 400 – 1200 USD/tháng. Cụ thể, đối với sinh viên mới ra trường, mức lương sẽ vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Sau đó, tùy theo thời gian kinh nghiệm, mức lương sẽ được nâng lên.

Trong đó, mức lương cho những lao động có kinh nghiệm từ 1-2 năm, mức lương sẽ vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Còn những cá nhân giàu kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề từ 3 năm trở lên, mức lương có thể đạt từ 15 – 20 triệu/tháng hoặc thậm chí hơn đối với người có năng lực.

 

Cần trau dồi những gì khi học Truyền thông đa phương tiện?

 

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên Truyền thông đa phương tiện cần trau dồi thêm về Marketing. Đây là môn học rất quan trọng trong việc giúp sinh viên hình thành tư duy truyền thông một cách bài bản và hiệu quả.

Ngoài ra, để được các nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên cũng cần rèn luyện thêm cho bản thân các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, phản biện, và khả năng ngoại ngữ.

 

 

Lợi thế của sinh viên theo học Truyền thông đa phương tiện tại Đại học FPT

 

 

Xem thêm: Review ngành Truyền thông đa phương tiện Đại học FPT

 

Học phí chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Đại học FPT Cần Thơ

 

 

Phương thức tuyển sinh Đại học FPT Cần Thơ năm 2023

Kết

 

Bài viết vừa thông tin đến quý phụ huynh và thí sinh về “Những điều cần biết về ngành Truyền thông đa phương tiện”. Hy vọng đã phần nào giải đáp những thắc mắc của thí sinh.

 

Để tìm hiểu thêm về chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Đại học FPT Cần Thơ, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *