Logistics ngược là gì? Chi tiết 4 bước thực hiện

Định nghĩa cụ thể Logistics ngược hay Reverse Logistics là gì? Bạn cần biết những gì về Logistics ngược? Tất cả câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của ĐH FPT Cần Thơ!


Nội dung bài viết

1. Logistics ngược là gì?

2. Vai trò của logistics ngược

3. Các thành phần của logistics ngược

4. 4 bước thực hiện logistics ngược

5. Học Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Đại học FPT


Trong bối cảnh toàn cầu hoá và đẩy mạnh kinh tế như hiện nay, thị trường Logistics đang trở nên sôi nổi nhưng phức tạp và bất ổn định hơn bao giờ hết. Hầu hết chúng ta đều biết, Logistics là những hoạt động trong quá trình sản xuất, lưu trữ và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng một cách chính xác và kịp thời.


Thế nhưng, trong sản xuất và bán buôn chắc chắn không thể tránh được việc sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc bị lỗi. Vậy doanh nghiệp nên làm gì với chúng? Logistics ngược chính là đáp án giải quyết những vấn đề kể trên. Hãy cùng nhau khám phá mọi thông tin về Logistics ngược qua bài viết lần này nhé!

 

Logistics ngược là gì

 

Logistics ngược là gì?

 

Vào năm 1999, theo Rogers và Tibben – Lembke (chuyên gia lĩnh vực Logistics) nhận định rằng: Logistics ngược là quá trình lên kế hoạch, hành động và quản lý dòng chảy của nguyên liệu thô, bán thành phẩm cùng thông tin xoay quanh điểm tiêu thụ, xuất xứ hiệu quả với mục đích thu hồi hoặc xử lý chúng một cách thích hợp nhất.


Hay nói cách khác, Logistics ngược gần như bao gồm những hoạt động của quá trình Logistics bình thường nhưng theo chu trình vận hành ngược lại. Nó sẽ đưa sản phẩm/ dịch vụ và thông tin liên quan từ vị trí tiêu dùng (D) quay về nơi xuất phát (O) để thực hiện thu hồi giá trị còn lại hoặc tiến hành thải hồi hợp lý.

 

>> Xem thêm:

 

Vai trò của Logistics ngược

 

Logistics ngược đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp các nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là những lý do cụ thể:

  • Hỗ trợ "hanh thông" cho quá trình Logistics xuôi: Logistics ngược giúp thu hồi nhanh chóng các sản phẩm lỗi, không đạt yêu cầu để xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng hàng hóa cho khách hàng và tránh ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng: Chính sách thu hồi sản phẩm hiệu quả là điểm cộng lớn cho doanh nghiệp, thể hiện sự quan tâm đến khách hàng và mang đến trải nghiệm mua sắm an tâm.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Logistics ngược giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, lưu trữ, sửa chữa, tái sử dụng bao bì, nguyên vật liệu, hợp tác bán lại sản phẩm lỗi. Theo ước tính, chi phí dành cho Logistics ngược có thể chiếm từ 3% đến 15% tổng chi phí của doanh nghiệp.
  • Giúp bảo vệ môi trường: Việc thu hồi, tái chế, xử lý sản phẩm lỗi theo quy định góp phần giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

 

Nhờ những lợi ích thiết thực này, Logistics ngược ngày càng được chú trọng và trở thành chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện đại.

 

 

Các thành phần của Logistics ngược

 

Thành công của hoạt động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó 9 thành phần chủ chốt sau đây đóng vai trò then chốt:

  • Quản lý trả lại hàng: Quy trình xử lý sản phẩm được trả lại từ khách hàng, bao gồm việc xác định nguyên nhân, phân loại sản phẩm và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Chính sách và thủ tục hoàn trả (RPP): Các quy định về hoàn trả sản phẩm cho khách hàng, bao gồm thời hạn, điều kiện, quy trình và phương thức hoàn trả.
  • Tái sản xuất hoặc tân trang: Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm bằng cách thay thế linh kiện, sửa chữa, hoặc tháo dỡ và lắp ráp lại thành sản phẩm mới.
  • Quản lý bao bì: Tái sử dụng hoặc tái chế bao bì sản phẩm để giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường.
  • Hàng tồn kho: Xử lý sản phẩm tồn kho do lỗi thời, ế ẩm hoặc bị từ chối nhận hàng, bao gồm việc bán thanh lý, tái chế hoặc tiêu hủy.
  • End-of-life (EOL): Quản lý sản phẩm không còn giá trị sử dụng hoặc đã lỗi thời, thường được tái chế hoặc tiêu hủy an toàn.
  • Giao hàng không thành công: Xử lý trường hợp giao hàng thất bại do nhiều nguyên nhân, bao gồm việc xác định nguyên nhân, liên hệ khách hàng và thực hiện giao hàng lại.
  • Sản phẩm cho thuê: Quản lý sản phẩm sau khi kết thúc hợp đồng thuê, bao gồm việc tái sử dụng, tái chế hoặc bán lại.
  • Sửa chữa và bảo trì: Cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì cho sản phẩm để kéo dài tuổi thọ và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

 

 

4 bước thực hiện Logistics ngược

 

Trên thực tế, Logistics ngược được áp dụng dựa trên từng trường hợp khác nhau như: DN muốn thu hồi sản phẩm để cải tiến, thu hồi sản phẩm lỗi, hết hạn sử dụng, thu hồi bao bì có khả năng tái sử dụng, hoặc thu hồi và tái sử dụng một phần của sản phẩm. Vậy quy trình chung của Logistics ngược có mấy bước? Dưới đây là 4 bước chính thực hiện trong quy trình Logistics ngược.

 

>> Xem thêm:

 

Bước 1: Tập hợp

 

Mở đầu quy trình Logistics ngược là hoạt động thu hồi các sản phẩm không đạt yêu cầu, bao gồm: sản phẩm lỗi, ế ẩm, hết hạn sử dụng, bao bì tái sử dụng, hoặc các linh kiện có thể tái chế.


Sau khi thu gom, đơn vị logistics sẽ vận chuyển sản phẩm thu hồi về điểm tập trung một cách an toàn và hiệu quả, sử dụng các phương tiện phù hợp như xe tải, container, máy bay. Việc lựa chọn phương tiện vận tải phụ thuộc vào số lượng, kích thước và đặc tính của sản phẩm thu hồi.

 

Bước 2: Kiểm tra

 

Tại điểm thu hồi, sản phẩm trải qua quy trình kiểm tra kỹ lưỡng, chọn lọc và phân loại nhằm đảm bảo hiệu quả cho các bước tiếp theo. Đầu tiên, sản phẩm được phân loại theo chất lượng, độ an toàn, khả năng tái sử dụng hoặc tái chế. Việc phân loại này dựa trên các phương pháp kiểm tra phù hợp như kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng.


Tiếp theo, thông tin chi tiết về tình trạng của từng sản phẩm được ghi chép đầy đủ, tạo thành hồ sơ chi tiết. Hồ sơ này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phương án xử lý phù hợp cho từng sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo.

 

Bước 3: Xử lý

 

Sau khi phân loại kỹ lưỡng, hàng hóa thu hồi sẽ được xử lý theo các phương án phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn môi trường:

  • Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại: Sản phẩm còn nguyên vẹn, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng có thể được đưa trở lại sử dụng hoặc bán cho các nhà thu mua.
  • Sửa chữa, phục hồi: Đối với sản phẩm bị lỗi nhẹ, có thể sửa chữa, tân trang để tiếp tục sử dụng.
  • Tái chế: Tháo dỡ sản phẩm để lấy lại nguyên liệu, phụ tùng có thể tái sử dụng cho sản xuất mới.
  • Xử lý rác thải: Sản phẩm không thể tái sử dụng hoặc tái chế cần được xử lý theo quy định về bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm.


Việc lựa chọn phương án xử lý phù hợp cho từng loại sản phẩm thu hồi là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như tình trạng sản phẩm, chi phí xử lý, giá trị thu hồi, tác động môi trường để đưa ra quyết định tối ưu nhất.


Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ để theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động xử lý hàng hóa thu hồi, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn lao động.

 

Bước 4: Phân phối lại sản phẩm

 

Tương tự như chuỗi cung ứng truyền thống, bước cuối cùng trong Logistics ngược là phân phối lại sản phẩm đã qua xử lý đến tay nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.


Tuy nhiên, quá trình này cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả. Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu về doanh số bán hàng, phản hồi của khách hàng, chi phí vận chuyển để điều chỉnh và cải thiện quy trình Logistics ngược.

 

 

Học Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu tại Đại học FPT

 

Bạn đam mê khám phá thế giới vận động đầy sôi động và mong muốn trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu? Hãy cùng Đại học FPT biến ước mơ ấy thành hiện thực với chương trình Logistics & Chuỗi cung ứng toàn cầu chuẩn quốc tế:

  • Chương trình học kéo dài khoảng 3 - 4 năm, tức 9 học kỳ với lộ trình học rõ ràng.
  • Giáo trình dành cho sinh viên hoàn toàn bằng tiếng Anh và nhập khẩu trực tiếp với bản quyền quốc tế.
  • Sinh viên Logistics khi ra trường có thể thành thạo ít nhất 2 loại ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Hoa.
  • Có cơ hội trải nghiệm 1 học kỳ học tiếng Anh ngay năm nhất tại nước ngoài.
  • Được làm việc trong khoảng 4 đến 8 tháng ở kỳ Thực tập tại doanh nghiệp (OJT) tại những doanh nghiệp danh tiếng trong và ngoài nước ngay năm 3 Đại học.


Với chương trình đào tạo chất lượng cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, Đại học FPT sẽ là bệ phóng hoàn hảo cho ước mơ chinh phục ngành Logistics ngược của bạn. Liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ để được tư vấn chi tiết.

 

Kết

 

Trên là bài viết giải đáp thắc mắc xoay quanh thuật ngữ Logistics ngược. Hy vọng bạn đã có cho mình nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực này. Nếu có hứng thú với chuyên ngành Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu tại ĐH FPT Cần Thơ, hãy liên hệ ngay cho Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Tin tức Liên quan