Đại học FPT Cần Thơ

Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu? Cơ hội nghề nghiệp Kỹ thuật phần mềm

Tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu? Cơ hội nghề nghiệp ngành
Kỹ thuật phần mềm như thế nào? Cùng Đại học FPT Cần Thơ tìm hiểu nhé!

 

1. Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?

 

Hiện nay, Công nghệ thông tin nằm trong top 10 ngành có mức lương cao
nhất. Trong đó, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành được đánh giá là có
mức lương hấp dẫn. Tại Việt Nam, mức lương trung bình của chuyên ngành
này dao động từ 10 – 25 triệu/tháng. Mức lương của sinh viên vừa ra
trường dao động từ 8 – 11,2 triệu/tháng và cấp độ quản lý từ 30- 66 triệu/tháng.
Đối với lập trình viên có kinh nghiệm và kiến thức về Blockchain thì
mức lương có thể gấp 3 lần so với nhà tuyển dụng đưa ra. Tùy vào mỗi vị
trí, nhân viên sẽ có các mức lương khác khác nhau.

 

>> Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì? Những điều cần biết về Kỹ thuật phần mềm

2. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm mới nhất

 

Trong
bối cảnh hiện nay, ngành Kỹ thuật phần mềm ngày càng phát triển và có
triển vọng rất lớn trong tương lai. Đây là chuyên ngành có thể đưa nền
công nghệ Việt Nam lên một tầm cao mới. Theo số liệu của Careercast
thống kê, Kỹ thuật phần mềm là một trong những chuyên ngành được đánh
giá cao nhất về cơ hội việc làm. Theo báo cáo thị trường nhân lực ngành
Công nghệ thông tin VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này
tăng gấp 4 lần so với 10 năm qua. Riêng chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm
chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành.
Do đó, đây là ngành học đem đến nhiều triển vọng đối với các bạn trẻ.

 

Cơ hội và nhu cầu việc làm của chuyên
ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn và trở thành một ngành vô cùng “khát”
nhân lực. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có nhiều lựa chọn và có thể đảm
nhận một số vị trí như:

  • Nhân viên/ chuyên viên tại các công ty phần mềm
  • Lập trình viên (Coder)
  • Chuyên viên thiết kế, lắp đặt, quản trị, bảo trì phần mềm máy tính tại các cơ quan, công ty, trường học, …
  • Kiểm thử phần mềm
  • Quản lý dự án Công nghệ thông tin
  • Giám đốc kỹ thuật

 

 

>> Xem thêm: Học kỹ thuật phần mềm có khó không?

 

3. Kỹ thuật phần mềm học những gì?

 

Kỹ thuật phần mềm có thể chia thành hai phần: kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao.

Kiến thức cơ bản là nền tảng của khoa học máy tính, toán học, logic, ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển phần mềm. Những môn học cơ bản này giúp các chuyên viên phát triển phần mềm hiểu cách máy tính hoạt động, cách viết mã hiệu quả và sáng tạo cũng như cách sử dụng các công nghệ mới nhất để giải quyết các vấn đề về phần mềm. 

Kiến thức chuyên môn là kiến thức về các ứng dụng công nghệ phần mềm như web, di động, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, bảo mật thông tin, đồ họa máy tính và thực tế ảo. Kiến thức chuyên sâu này cho phép các nhà lập trình phần mềm thiết kế và phát triển phần mềm tùy chỉnh đáp ứng các tiêu chí về chức năng, hiệu suất, khả năng mở rộng và bảo mật.

Quan trọng, chuyên viên phát triển phần mềm không chỉ cần kiến thức lý thuyết mà còn cả kinh nghiệm thực tế để học tốt công nghệ phần mềm. Thực hành là cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng mã hóa, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Đó cũng là lý do Đại học FPT khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án cá nhân hoặc nhóm, tham gia các cuộc thi lập trình và thực tập với các công ty phần mềm nổi tiếng ở Việt Nam.

 

>> Xem thêm: kỹ thuật phần mềm học trường nào?

 

 

4. Lợi thế của sinh viên theo học chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học FPT


 

Phương thức tuyển sinh Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT Cần Thơ

 

Năm 2023, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh
với 2 phương thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và kết quả thi THPT
Quốc gia 2023 bằng Schoolrank.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *