Khác nhau giữa Tài chính ngân hàng và Tài chính doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng và Tài chính doanh nghiệp đều là ngành có yêu cầu về chuyên môn cao. Cùng Đại học FPT Cần Thơ tìm hiểu sự khác nhau giữa hai ngành nhé!
Mục lục
1. Tài Chính Ngân Hàng hay Tài Chính Doanh Nghiệp?
2. Yếu tố cần thiết để phát triển trên lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp
3. Tính chất công việc chung của hai ngành
4. Nếu học Tài Chính Doanh Nghiệp thì sau khi tốt nghiệp đại học FPT Cần Thơ có được làm trong các ngân hàng không?
5. Mức thu nhập lý tưởng của ngành tài chính nói chung
Tài Chính Ngân Hàng hay Tài Chính Doanh Nghiệp?
Tài Chính Ngân Hàng là đào tạo cử nhân trình độ ĐH, nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính ngân hàng; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
Tài Chính Doanh Nghiệp trang bị cho sinh viên các kiến thức kinh tế tài chính hiện đại liên thông với các trường đại học trên thế giới và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, kế toán - kiểm toán, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.
>> Xem thêm: Muốn làm ngân hàng học ngành gì?
Yếu tố cần thiết để phát triển trên lĩnh vực Tài Chính và Ngân Hàng
Yếu tố về bằng cấp : Vì tính đặc thù của ngành nghề liên quan nhiều kiến thức chuyên môn và các hệ thống vận hành, hệ thống tiền tệ, các quy trình, thủ tục,…
- ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Chứng chỉ Kế toán công - chứng cấp bởi Hiệp hội kế toán Anh Quốc.
- CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính.
- CPA (Certified Public Accountants): Chứng chỉ hành nghề kế toán – kiểm toán.
- CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế.
Yếu tố về kỹ năng : Các kỹ năng về tin học văn phòng như Microsoft Office nói chung và đặc biệt là Excel, PivotTable hay VBA,...
Tính chất công việc chung của hai ngành
Cả hai ngành này đều liên quan đến quản trị, và kế toán, phân tích vốn,… nên tương lai hai ngành đó tương tự nhau ,vị trí làm tiềm năng giống nhau.
● Quản trị cũng như điều phối, vận hành dòng tiền.
● Hoạch định kế hoạch, quy mô phát triển.
● Nghiên cứu hướng phát triển của tổ chức tài chính.
>> Xem thêm: Học Tài Chính Ra Làm Gì?
Nếu học Tài Chính Doanh Nghiệp thì sau khi tốt nghiệp Đại học FPT Cần Thơ có được làm trong các ngân hàng không?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính tại Đại học FPT Cần Thơ có thể làm việc ở các vị trí như:
● Chuyên viên phân tích tài chính ở các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ tài chính, bảo hiểm.
● Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân/doanh nghiệp.
● Chuyên viên tư vấn, môi giới chứng khoán, bất động sản.
● Chuyên viên tín dụng, Giao dịch viên ngân hàng.
● Chuyên viên kế toán, kiểm toán viên.
● Quản lý tài chính cá nhân/doanh nghiệp.
● Phụ trách các start-up về tài chính.
>> Xem thêm: Ngành Tài chính là gì? Cơ hội việc làm [2023]
Mức thu nhập lý tưởng của Ngân Hàng và Doanh Nghiệp nói chung
So với mức lương thị trường thì ngành tài chính thường có mức lương cao hơn khá nhiều nhưng cũng đi kèm áp lực công việc rất lớn. Đối với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ dao động từ 8,2 đến 10 triệu đồng và tăng dần theo số năm kinh nghiệm cũng như các bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đạt được.
Để tìm hiểu thêm về chuyên ngành Tài Chính tại Đại học FPT Cần Thơ, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.