Học Tài chính ra làm gì? Liệu đâu là 10 công việc phổ biến nhất sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính? Tham khảo ngay bài viết của Đại học FPT Cần Thơ để tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. Học tài chính ra làm gì? Top 10 công việc tài chính
2. Nơi tìm kiếm cơ hội việc làm ngành Tài chính
Bạn yêu thích Tài chính và đang tự hỏi học Tài chính ra làm gì? Công việc nào phù hợp với sinh viên Tài chính? Hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ khám phá top 10 vị trí bạn có thể đảm nhận khi theo học Tài chính trong bài viết này.
Học tài chính ra làm gì? Top 10 công việc tài chính
Tài chính là một ngành học rộng, đào tạo sinh viên những kiến thức tài chính cơ bản và kỹ năng cần thiết để quản lý và phân phối nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. Vậy, học Tài chính ra làm gì? Dưới đây là top 10 cơ hội nghề nghiệp thu nhập ổn định dành cho sinh viên ngành Tài chính sau khi ra trường.
1. Kế toán
Học Kế toán tài chính ra làm gì? Nhân viên kế toán (tiếng Anh: Accountant) là một vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đảm nhận việc ghi chép, xử lý và truyền tải các thông tin về vấn đề tài chính và phi tài chính.
Họ được xem là “ngôn ngữ kinh doanh”, giúp nhà đầu tư, cơ quan quản lý hay chủ nợ nắm được lịch sử dòng tiền và đưa ra các quyết định đầu tư sau này. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của nhân viên kế toán tại Việt Nam là 10 triệu đồng/tháng.
2. Phân tích tài chính
Học Tài chính làm nghề gì vừa ổn định, vừa thú vị? Ngành Phân tích tài chính (Financial Analyst) là công việc không thể thiếu trong các công ty, tập đoàn lớn, đảm nhận việc phân tích các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là một công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tài chính, kinh tế, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của chuyên viên phân tích tài chính tại Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng.
3. Đầu tư tài chính
Ngành Đầu tư tài chính (Financial investment analyst) là đáp án tiếp theo cho thắc mắc học tài chính ra làm gì. Đây là công việc đảm nhận nghiên cứu, phân tích thị trường tài chính, lựa chọn các loại tài sản đầu tư phù hợp, thực hiện các giao dịch tài chính để tối đa hóa lợi nhuận.
Do có tính rủi ro cao, vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kinh tế, thị trường tài chính, và khả năng phân tích, đánh giá cũng như quản lý rủi ro. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của chuyên viên đầu tư tài chính tại Việt Nam là 20 triệu đồng/tháng.
4. Giao dịch viên ngân hàng
Học Tài chính ra trường làm gì phổ biến? Giao dịch viên ngân hàng (Bank teller) là những người ngồi trực tiếp tại quầy giao dịch thực hiện các giao dịch ngân hàng cơ bản như nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển khoản hay thanh toán hóa đơn.
Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh uy tín của ngân hàng. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của giao dịch viên ngân hàng tại Việt Nam là 8 triệu đồng/tháng.
>> Xem thêm: Ngành Tài chính ngân hàng lương bao nhiêu?
5. Thẩm định giá trị
Thẩm định giá trị ắt hẳn là câu trả lời ít ai nghĩ khi được hỏi: Học ngành Tài chính ra làm gì. Thẩm định giá trị (Appraiser) là người thực hiện việc định giá tài sản, bao gồm bất động sản, động sản, tài sản vô hình vào thời điểm và địa điểm nhất định.
Theo khảo sát, mức lương trung bình của nhà thẩm định giá trị tại Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng. Mức lương có thể cao hơn đối với thẩm định giá trị có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao, vị trí công việc quan trọng hoặc làm việc tại các tổ chức lớn.
6. Kiểm toán
Kiểm toán (Auditor) là người thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính của một tổ chức, cá nhân. Có 3 loại kiểm toán chính mà bạn nên biết là Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của kiểm toán tại Việt Nam là 18 triệu đồng/tháng.
7. Môi giới chứng khoán
Nằm trong top câu trả lời cho học ngành Tài chính ra trường làm gì, Môi giới chứng khoán là những nhà chuyên gia tư vấn, gợi ý, đưa ra lời khuyên cho khách hàng để họ có thể quyết định mua bán hoặc đầu tư chứng khoán.
Họ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, giúp nhà đầu tư có thể tham gia thị trường một cách thuận lợi và hiệu quả. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của môi giới chứng khoán tại Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng.
8. Phân tích ngân sách
Phân tích ngân sách là vị trí thực hiện công việc phân tích báo cáo ngân sách của một tổ chức, doanh nghiệp. Công việc chủ yếu là phân chia nguồn tài chính công ty một cách vừa tiết kiệm và vừa hiệu quả.
Là vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển của công ty, nhà phân tích ngân sách phải có khả năng phân tích tốt và hoạch định tài chính cho tương lai. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của phân tích ngân sách tại Việt Nam là 18 triệu đồng/tháng.
9. Tư vấn tài chính cá nhân
Tư vấn tài chính cá nhân (Personal financial advisor) là người cung cấp các dịch vụ tư vấn về tài chính cho cá nhân, hộ gia đình. Công việc bao gồm lập ngân sách và phân bổ chi tiêu cho khách hàng cá nhân.
Từ tài khoản tiết kiệm, khoản vay (nếu có), họ thực hiện đầu tư cá nhân như chứng khoán, trái phiếu và các thể loại bảo hiểm hợp lí theo yêu cầu. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam là 20 triệu đồng/tháng.
10. Thu hồi vốn
Nằm cuối danh sách học Tài chính ra làm gì, Thu hồi vốn (Collections) là vị trí chuyên xử lý các khoản nợ quá hạn của khách hàng, bao gồm cả nợ cá nhân và nợ doanh nghiệp. Thu hồi vốn là một công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, kiên trì và khả năng giải quyết vấn đề. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của thu hồi vốn tại Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng.
Nơi tìm kiếm cơ hội việc làm ngành Tài chính
Nếu bạn đang tìm kiếm học tài chính ra làm gì ở đâu, phần này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các nơi tìm kiếm cơ hội việc làm liên quan đến Tài chính.
1. Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng đầu tư là một trong những loại hình ngân hàng, đảm nhận cung cấp các dịch vụ tài chính như tư vấn tài chính, đầu tư, bảo lãnh phát hành. Nơi này đóng vai trò như trung gian tài chính cho nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng khoán, dàn xếp các thương vụ sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp.
Nếu bạn có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đầu tư là một môi trường làm việc lý tưởng dành cho bạn. Để tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngân hàng đầu tư, bạn có thể truy cập vào website của các ngân hàng đầu tư như:
- SSI
- Vietcombank Securities
- TCBS
- FPTS
- MBS
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội nghị, triển lãm về tài chính để tìm hiểu thêm về các ngân hàng đầu tư và cơ hội việc làm.
>> Xem thêm:
- Tài chính ngân hàng là gì? Tổng quan về ngành năm 2024
- Muốn làm ngân hàng học ngành gì?
2. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại được xem là loại hình ngân hàng dễ gặp nhất, cung cấp dịch vụ tài chính như huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế cho các công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Nếu bạn muốn tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương cao, ngân hàng thương mại là một lựa chọn phù hợp.
Để tìm kiếm cơ hội việc làm tại ngân hàng thương mại, bạn có thể truy cập vào website của các ngân hàng thương mại như:
- Vietcombank
- BIDV
- Agribank
- VietinBank
- Techcombank
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội việc làm thông qua các trang web tuyển dụng như VietnamWorks hay CareerBuilder.
3. Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm là nơi cung cấp đa dạng danh mục sản phẩm bảo hiểm đa dạng như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm cho học tập cho trẻ em. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực bảo hiểm và muốn tạo dựng một sự nghiệp lâu dài, công ty bảo hiểm là một lựa chọn phù hợp.
Để tìm kiếm cơ hội việc làm tại công ty bảo hiểm, bạn có thể truy cập vào website của các công ty bảo hiểm như:
- Bảo Việt
- Manulife
- Prudential
- AIA
- Dai-ichi Life
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia bổ trợ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về bảo hiểm để nâng cao kiến thức và kỹ năng liên quan.
4. Công chứng khoán
Công ty chứng khoán thực hiện các hoạt động chủ yếu như mua bán, môi giới chứng khoán, phát hành, bảo lãnh chứng khoán cho khách hàng, tư vấn và quản lý quỹ đầu tư theo yêu cầu để nhận hoa hồng. Nếu bạn có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán là một môi trường làm việc năng động và đầy thử thách dành cho bạn.
5. Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một tổ chức chuyên quản trị và rót vốn cho các nhà đầu tư. Họ thường tìm kiếm nhân sự có khả năng phân tích và dự đoán tốt. Nếu bạn có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, đầu tư là một môi trường làm việc đầy thách thức và hấp dẫn dành cho bạn.
Để tìm kiếm cơ hội việc làm tại quỹ đầu tư, bạn có thể truy cập vào website của các quỹ đầu tư như:
- Dragon Capital
- VinaCapital
- Mekong Capital
- VOF
- CII
Kết
Trên là bài viết giải đáp chi tiết về Học tài chính ra làm gì với danh sách 10 công việc lĩnh vực Tài chính. Mong tất cả thông tin trên đã đủ để tiếp lửa cho bạn theo đuổi ngành học này. Nếu quan tâm đến ngành Tài chính, hãy liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.