Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì là chủ đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng thế, ở lại bài viết này của Đại học FPT Cần Thơ để tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. Học Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì?
2. Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư Phần mềm tại Việt Nam
Ngành Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? 4 vị trí công việc hot nhất
Ngành học Kỹ thuật Phần mềm chuyên nghiên cứu về thiết kế, các cách thức hoạt động, phát triển, quy trình, testing và bảo trì các ứng dụng phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và khách hàng.
Kỹ thuật Phần mềm là một trong những ngành có tính ứng dụng thực tế cao và đóng vai trò rất quan trọng trong thời đại số 5.0 hiện nay. Vậy, Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì? Cùng ĐH FPT Cần Thơ khám phá ở bài viết này nhé.
Học Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì?
Ngành Kỹ thuật Phần mềm ra trường làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phần mềm, tùy theo sở thích, chuyên môn, và mức độ phù hợp mà mà bạn có thể chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Bên dưới là các vị trí khác nhau của Kỹ thuật Phần mềm tại các công ty mà bạn có thể tham khảo.
1. Kỹ sư Phần mềm
Kỹ sư Phần mềm là một trong top công việc được lựa chọn nhiều nhất trong danh sách học ngành Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì. Và là ngành giữ vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực của đời sống như Kinh tế, Giáo dục hay Y tế.
Kỹ sư Phần mềm thường đảm nhận vai trò tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, người dùng. Từ đó, họ sẽ áp dụng phân tích toán học và các nguyên tắc của khoa học máy tính để thiết kế, phát triển các phần mềm, hệ thống trên máy tính.
Vậy ngành Kỹ thuật Phần mềm làm gì? Lĩnh vực của Kỹ sư Công nghệ Phần mềm khá rộng. Dưới đây là một số nghề mà bạn có thể tham khảo như:
- Kỹ sư Phần mềm mảng Front – end
- Kỹ sư Phần mềm mảng Back – end
- Kỹ sư Phần mềm Full – stack
2. Lập trình viên
Vị trí thứ hai trong danh sách Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì là ngành Lập trình viên. Lập trình viên là những người chuyên thiết kế và viết code cho các ứng dụng di động, máy tính. Họ thường đảm nhận các công việc như: bảo trì, sửa lỗi và khắc phục các vấn đề trục trặc của hệ thống,…
Ngoài ra, Lập trình viên còn phải đảm bảo tất cả chức năng của ứng dụng, thiết bị công nghệ luôn trong trạng thái hoạt động tốt, không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra gây ảnh hưởng đến độ tin cậy hay chất lượng của sản phẩm.
Trong lĩnh vực Lập trình viên, có nhiều ngành hẹp phổ biến như:
- Lập trình ứng dụng di động
- Lập trình game
- Lập trình website
>> Xem thêm: Các trường có ngành Công nghệ thông tin điểm thấp
3. Kỹ thuật viên IT
Kỹ thuật viên IT là ngành không thể không nhắc đến trong danh sách Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì bởi đây là ngành mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần.
Công việc của một “bác sĩ IT” thường liên quan đến việc lắp đặt, cài đặt, sửa chữa các thiết bị liên quan đến phần cứng và phần mềm, các chương trình máy tính. Đồng thời, Kỹ thuật viên IT cũng đảm nhận việc bảo trì và bảo vệ những vấn đề liên quan đến máy tính.
Cụ thể, Kỹ thuật viên IT gồm 3 chuyên ngành chính:
- Kỹ thuật viên IT ngành Lập trình máy tính
- Kỹ thuật viên IT ngành Đồ họa
- Kỹ thuật viên ngành Mạng và Phần cứng máy tính
4. Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
Ngành Kỹ thuật Phần mềm ra trường làm gì? Chuyên viên kiểm thử phần mềm là một gợi ý. Đây là công việc đảm nhận việc kiểm duyệt chất lượng của các phần mềm, ứng dụng. Hay nói cách khác, vai trò của những Tester là kiểm tra, phát hiện và xác định lỗi của các phần mềm, ứng dụng.
Qua đó, Tester đảm bảo rằng sản phẩm, phần mềm hoạt động mượt mà, không có lỗi hệ thống và đáp ứng được tất cả những yêu cầu của người dùng. Đây là vị trí công việc mà nhiều người mơ ước với mức lương khủng.
Chuyên viên kiểm thử phần mềm được chia thành 4 mảng ngành chính gồm:
- Quality Assurance: Kiểm định chất lượng
- Quality Control: Điều khiển chất lượng
- Automation Tester
- Manual Tester
>> Xem thêm:
- Kỹ thuật phần mềm là gì? Những điều cần biết về Kỹ thuật phần mềm
- Kỹ thuật phần mềm học trường nào?
Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Bạn đã có câu trả lời!
Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư Phần mềm tại Việt Nam
Sau khi tìm hiểu về chủ đề Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì, chúng ta cùng đến với lộ trình thăng tiến của các Kỹ sư Phần mềm tại Việt Nam hiện nay.
Level 1: Software Engineer Intern (Thực tập sinh)
Intern là cấp bậc đầu tiên trong lộ trình thăng tiến mà bất kỳ sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm nào cũng phải trải nghiệm. Thời gian học tập của Software Engineer Intern tại các doanh nghiệp thường kéo dài từ 3 – 6 tháng hoặc lâu hơn.
Đây là cơ hội để các bạn vừa ra trường có thể học hỏi, trau dồi kiến thức từ những người có chuyên môn, được đào tạo về quy trình thực tế thông qua những nhiệm vụ hỗ trợ phòng Kỹ thuật Phần mềm trong công ty, doanh nghiệp.
Cấp bậc Intern của Kỹ sư Phần mềm không quá khó để ứng tuyển. Bất cứ sinh viên thuộc lĩnh vực này đều có thể thử sức, kể cả sinh viên năm 4, năm 3, hay năm 2. Mức thu nhập của vị trí Software Engineer Intern dao động từ 1 – 3 triệu đồng/tháng.
Level 2: Junior Software Engineer (Kỹ sư Phần mềm cơ sở)
Junior Software Engineer là giai đoạn vô cùng quan trọng – khởi đầu chính thức của một Kỹ sư Phần mềm. Vị trí này thường dành cho các ứng viên vừa ra trường hoặc có kinh nghiệm làm việc khoảng từ dưới 2 năm và có khả năng code ở mức từ cơ bản.
Công việc của cấp bậc Junior phần lớn là code, code của cấp bậc này thường không quá phức tạp, chúng mang tính duy trì và mở rộng phần mềm. Bên cạnh đó, các Junior có có cơ hội làm quen với các quy trình, công cụ, phát triển các tính năng phần mềm thực tế với quy mô bé. Mức thu nhập của Kỹ sư Phần mềm cơ sở trung bình từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
Kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Lộ trình thăng tiến 4 câp bậc
Level 3: Software Engineer (Kỹ sư Phần mềm)
Vị trí Software Engineer sẽ thường dành cho những ai có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
Vị trí này đòi hỏi ứng viên bạn phải tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và trang bị được nền tảng kiến thức liên quan đến cơ sở dữ liệu vững chắc. Cùng với đó là nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tổ chức và giải quyết công việc.
Ở level 3, đồng nghĩa với khối lượng công việc và trách nhiệm cũng tăng theo. Software Engineer thường phải tham gia xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm như: Tham gia thiết kế và phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng, chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến phần mềm và phân tích kỳ vọng của người dùng.
Mức thu nhập của Kỹ sư Phần mềm thường rất cao. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và quy mô công ty; con số có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng.
Level 4: Senior Software Engineer (Kỹ sư Phần mềm cao cấp)
Senior Software Engineer là cấp bậc cao nhất của một Kỹ sư Phần mềm tại Việt Nam. HR thường yêu cầu kinh nghiệm cho cấp bậc này là khoảng trên 3 năm, cùng nhiều bằng cấp liên quan khác.
Khi lên đến cấp Senior, nhiệm vụ của bạn sẽ xoay quanh việc dẫn dắt và hướng dẫn công việc cho những Software Engineer, cũng như đưa ra những quyết định quan trọng. Mức thu nhập của Kỹ sư Phần mềm cao cấp rất khủng, rơi vào khoảng 25 – 35 triệu đồng/tháng.
Khi lên đến level 4, bạn có thể lựa chọn một trong hai hướng sau để phát triển lâu dài cho sự nghiệp như:
Kỹ sư Phần mềm cấp chuyên gia:
- Staff Engineer
- Senior Staff Engineer
- Principal Engineer
Kỹ sư Phần mềm cấp quản lý:
- Engineering Manager
- Director of Engineering
>> Xem thêm: Tổng quan về chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT
Kết
Trên là bài viết về Kỹ thuật Phần mềm ra làm gì. Hy vọng bạn sẽ phần nào chọn được ngành mà mình yêu thích, cũng như xác định được hướng đi phù hợp.
Để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học FPT Cần Thơ, thí sinh có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.
Lan Thịnh