Đại học FPT Cần Thơ

Ngành thiết kế đồ họa thi khối nào? Thiết kế đồ họa Đại học FPT

24 Tháng tư, 2022 Không có bình luận

Ngành Thiết kế đồ họa thi khối nào? Thi năng khiếu ngành Thiết kế đồ họa có khó không? Không biết vẽ có thể thi vào ngành Thiết kế đồ họa không? Là những câu hỏi mà nhiều bạn thí sinh có ý định thi tuyển vào ngành này đều đang thắc mắc. Hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ tìm ra giải đáp cho những câu hỏi này nhé!

Mục lục
1. Ngành Thiết kế đồ hoạ thi khối nào?
2. Trúng tuyển ngành Thiết kế đồ họa không cần môn năng khiếu
3. Những tố chất cần thiết để học ngành Thiết kế đồ hoạ
4. Điểm nổi bật của ngành Thiết kế đồ hoạ tại Đại học FPT

 

Ngành Thiết kế đồ họa thi khối nào?

Hầu hết các trường có ngành Thiết kế đồ họa đều ưu tiên xét tuyển khối H và khối V vì tổ hợp của 2 khối này đều có môn thi năng khiếu là vẽ chì hoặc vẽ màu.

Khối H gồm tổ hợp các môn thi sau:
● Khối H00: Ngữ văn + Năng khiếu 1 + Năng khiếu 2
● Khối H01: Toán + Ngữ văn + Vẽ năng khiếu
● Khối H02: Toán + Vẽ hình hoạ + Vẽ trang trí màu
● Khối H03: Toán + Khoa học tự nhiên + Vẽ năng khiếu
● Khối H04: Toán + Tiếng Anh + Vẽ năng khiếu
● Khối H05: Ngữ văn + Khoa học xã hội + Vẽ năng khiếu
● Khối H06: Ngữ văn + Tiếng Anh + Vẽ năng khiếu
● Khối H07: Toán + Vẽ hình hoạ + Vẽ trang trí màu
● Khối H07: Ngữ văn + Lịch sử + Vẽ năng khiếu

Khối V gồm tổ hợp các môn thi sau:
● Khối V00: Toán + Vật lý + Vẽ hình hoạ
● Khối V01: Toán + Ngữ văn + Vẽ hình hoạ
● Khối V02: Toán + Tiếng Anh + Vẽ mỹ thuật
● Khối V03: Toán + Hoá học + Vẽ mỹ thuật
● Khối V04: Ngữ văn + Vật lý + Vẽ mỹ thuật
● Khối V05: Ngữ văn + Vật lý + Vẽ mỹ thuật
● Khối V06: Toán + Địa lý + Vẽ mỹ thuật
● Khối V07: Toán + Tiếng Đức + Vẽ mỹ thuật
● Khối V08: Toán + Tiếng Nga + Vẽ mỹ thuật
● Khối V09: Toán + Tiếng Nhật + Vẽ mỹ thuật
● Khối V10: Toán + Tiếng Pháp + Vẽ mỹ thuật
● Khối V11: Toán + Tiếng Trung + Vẽ mỹ thuật

 

Xem thêm: Điểm chuẩn ngành TKĐH là bao nhiêu?

Trúng tuyển ngành Thiết kế đồ họa không cần môn năng khiếu

Ngày nay, các trường đại học, cao đẳng đã mở rộng cơ hội xét tuyển hơn cho ngành Thiết kế đồ họa vì vẽ là một môn bổ trợ không phải yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng và tư duy sáng tạo của thí sinh. Ngoài ra, các trường dạy thiết kế đều có những môn học vẽ tay và rèn luyện dần cho sinh viên nên ngoài các khối năng khiếu trên, thí sinh có đam mê với đồ họa nhưng kỹ năng vẽ tay còn hạn chế thì vẫn có cơ hội xét tuyển theo các khối sau:

● Khối A00: Toán + Vật lý + Hoá học
● Khối A17: Toán + Vật lý + Khoa học xã hội
● Khối A18: Toán + Hoá học + Khoa học xã hội
● Khối D01: Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh
● Khối D10: Toán + Tiếng Anh + Địa Lý
● Khối D15: Ngữ văn + Tiếng Anh + Địa lý
● Khối D96: Toán + Tiếng Anh + Khoa học xã hội

 

Xem thêm: Mã ngành Thiết kế đồ hoạ Đại học FPT

 

Vì trên thực tế, mọi thao tác trong ngành Thiết kế đồ hoạ đều được thực hiện trên máy tính và sử dụng các phần mềm kết hợp với khả năng sáng tạo để cho ra những sản phẩm cuối cùng. Thế nên, các bạn thí sinh nếu còn phân vân thì hãy mạnh dạn xét tuyển vào ngành này nhé!

 

Xem thêm: Thiết kế đồ hoạ nên học ở trường nào?

Những tố chất cần thiết để học ngành Thiết kế đồ hoạ

● Khả năng sáng tạo
Đây là điều quan trọng và cần thiết của một sinh viên Thiết kế đồ hoạ, nếu bạn có đam mê nhưng thiếu đi tư duy thẩm mỹ và khả năng sáng tạo thì sẽ là một trở ngại lớn. Tuy nhiên, nếu bạn còn đang hạn chế về khả năng thẩm mỹ của bản thân mà thực sự muốn theo đuổi ngành này thì đừng quá lo lắng, vì nó là một kỹ năng có thể rèn luyện trong quá trình học tập. 

● Luôn học hỏi không ngừng
Nếu bạn đã có tư duy thẩm mỹ thôi là không đủ vì xu hướng luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ và Thiết kế đồ hoạ là ngành đòi hỏi bạn phải biết nắm bắt cái mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Từ đó hình thành và xây dựng phong cách của bản thân, dấu ấn cá nhân là một điều giúp bạn thu hút hơn trong ngành này đấy.

● Hiểu biết về máy tính và các phần mềm
Không cần thiết bạn phải rành về máy tính nhưng hãy trang bị một số kiến thức cơ bản. Vì ngành này luôn phải sử dụng máy tính và các phần mềm, có thêm kiến thức sẽ giúp bạn lựa chọn người bạn đồng hành phù hợp và dễ dàng tiếp cận với các phần mềm mới.

● Có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và chịu khó
Trong Thiết kế đồ hoạ, đôi khi bạn sẽ phải xử lý những chi tiết nhỏ hay phải sửa đi sửa lại một bản thiết kế. Vì thế, bạn nên có tính kiên nhẫn trong những trường hợp như thế này để có thể tránh những sai sót trong khi làm việc.

 

Xem thêm: Con gái có nên học Thiết kế đồ hoạ?

 

Điểm nổi bật của ngành Thiết kế đồ họa tại Đại học FPT

Tại Đại học FPT, ngành Thiết kế đồ họa được xét tuyển với 2 hình thức: xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ qua thông qua bảng xếp hạng School Rank. Ngoài ra, trong năm 2022, trường Đại học FPT còn bổ sung thêm hình thức xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.

Điểm nổi bật của ngành Thiết kế đồ họa tại Đại học FPT là các thí sinh sẽ không cần thi môn năng khiếu. Khi bước vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo vẽ tay từ những bước căn bản đến nâng cao và chương trình học dựa trên nền tảng công nghệ số (Digital). 

 

Đến năm 3, sinh viên sẽ có 1 kỳ OJT tại doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại đây, sinh viên sẽ được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, sáng tạo, đảm bảo trang bị đầy đủ kinh nghiệm trước khi ra trường. Bên cạnh những môn chuyên ngành, sinh viên còn được trao dồi thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán,… thông qua các hoạt động ngoại khoá.

 

Tham khảo Học phí Thiết kế đồ hoạ Đại học FPT


Để tìm hiểu thêm về chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ tại Đại học FPT Cần Thơ, các bạn có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *