Không biết gì về máy tính có nên học CNTT?

Không biết gì về máy tính có nên học CNTT? Nếu cần giải đáp cho thắc mắc này, bạn có thể tham khảo ngay bài viết của ĐH FPT Cần Thơ.


Nội dung bài viết

1. Có nên học CNTT? Ưu nhược điểm của ngành CNTT

2. Không biết gì về máy tính có nên học CNTT?

3. Những người phù hợp với ngành học CNTT


Công nghệ thông tin (CNTT) từ lâu đã được mệnh danh là "vua của mọi ngành nghề" vì sức hút vô cùng lớn của nó đối với các bạn trẻ. Từ xu hướng ngành, cơ hội việc làm và cả mức lương của ngành nghề này đều tăng dần đều theo từng năm.


Vậy nếu bạn đang quan tâm nhưng phân vân không biết gì về máy tính có nên học CNTT, hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ khám phá bài viết này. Không chỉ trả lời chi tiết mọi thắc mắc, bài viết còn nêu rõ những tính cách, đặc điểm của người nên theo học CNTT để bạn dễ đối chiếu, so sánh với bản thân hơn.

 

>> Xem thêm:

 

không biết gì về máy tính có nên học CNTT

 

Có nên học CNTT? Ưu nhược điểm của ngành CNTT

 

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng thiết bị/hệ thống máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, truyền và truy cập thông tin. Vậy không biết gì về máy tính có nên học CNTT? Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của ngành CNTT.

 

Ưu điểm của ngành CNTT

 

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, mang đến cho sinh viên và người theo đuổi những tiềm năng to lớn:

 

1. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

 

Sự đa dạng và phát triển không ngừng của CNTT tạo ra vô số cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể lựa chọn theo đuổi các vị trí như:

  • Phát triển website: Lập trình và thiết kế website cho các doanh nghiệp, tổ chức.
  • Chuyên viên An toàn thông tin: Bảo vệ hệ thống mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.
  • Nhà phát triển phần mềm: Thiết kế, phát triển và bảo trì các phần mềm ứng dụng.
  • Kỹ sư mạng: Lắp đặt, quản lý và bảo trì hệ thống mạng máy tính.
  • Chuyên viên dữ liệu: Phân tích dữ liệu để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.


Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí tiềm năng khác trong ngành CNTT, đáp ứng đa dạng sở thích và năng lực của bạn.

 

2. Nhu cầu tuyển dụng cao

 

CNTT luôn là ngành "hot" với nhu cầu tuyển dụng cao tại Việt Nam. Hầu hết các công ty, doanh nghiệp, bất kể lĩnh vực nào, đều cần đội ngũ CNTT riêng để vận hành và phát triển. Do đó, sinh viên CNTT luôn có nhiều lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

3. Kích thích tư duy sáng tạo

 

Trái với quan niệm sai lầm về tính khô khan, CNTT thực tế là ngành học đề cao sự sáng tạo. Mọi khía cạnh trong lĩnh vực này đều xoay quanh việc phát triển và đổi mới, khuyến khích bạn sử dụng kỹ thuật và tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và hiệu quả.

 

4. Kết hợp học tập và thực hành

 

CNTT là lĩnh vực "vừa học vừa hành" lý tưởng. Với sự thay đổi liên tục mỗi ngày, bạn không chỉ bó hẹp trong kiến thức sách vở mà còn được rèn luyện qua các dự án thực tế, cập nhật và thử nghiệm liên tục để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

 

5. Mức lương hấp dẫn

 

Ngành CNTT luôn được đánh giá cao về mức lương, đặc biệt là các vị trí có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Theo đó, mức lương trung bình cho ngành CNTT tại Việt Nam dao động từ 10 đến 25 triệu đồng/tháng, cao hơn so với mức lương trung bình của các ngành khác.

 

Một số vị trí có mức lương cao trong ngành CNTT bao gồm:

  • Lập trình viên DevOps: 25 - 40 triệu đồng/tháng
  • Chuyên gia an ninh mạng: 20 - 35 triệu đồng/tháng
  • Kỹ sư AI/Machine Learning: 20 - 30 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên dữ liệu: 15 - 25 triệu đồng/tháng


Ngoài mức lương cơ bản, nhiều công ty còn có các chế độ phúc lợi hấp dẫn khác như: thưởng hiệu quả công việc, bảo hiểm xã hội, y tế, du lịch.

 

Nhược điểm của ngành CNTT

 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, ngành CNTT cũng có những nhược điểm đặc thù tạo nên những thử thách cho người theo đuổi nó:

 

1. Cập nhật kiến thức liên tục

 

Ngành CNTT luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi người học phải liên tục cập nhật kiến thức mới để bắt kịp xu hướng. Việc không cập nhật có thể dẫn đến khoảng cách kỹ năng và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

 

2. Cạnh tranh cao

 

Do tính phổ biến và nhu cầu cao, ngành CNTT có sự cạnh tranh khốc liệt. Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những nhân lực chất lượng cao, tạo áp lực cho sinh viên và người mới vào nghề.

 

3. Ảnh hưởng sức khỏe

 

Làm việc nhiều giờ với máy tính có thể gây hại cho mắt, da và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Cần có biện pháp bảo vệ sức khỏe hợp lý để đảm bảo hiệu quả công việc và sức khỏe lâu dài.

 

4. Khối lượng công việc lớn

 

Ngành CNTT thường có khối lượng công việc lớn, đòi hỏi khả năng xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Áp lực thời gian và yêu cầu cao về chất lượng công việc có thể tạo ra căng thẳng cho người làm việc trong lĩnh vực này.

 

5. Yêu cầu cao về kỹ năng và tư duy

 

Ngành CNTT đòi hỏi người học phải có kỹ năng logic, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Việc thiếu hụt các kỹ năng này có thể dẫn đến khó khăn trong học tập và làm việc.

 

 

Không biết gì về máy tính có nên học CNTT?

 

Không biết gì về máy tính có nên học CNTT? Câu trả lời ngắn gọn: CÓ, bạn hoàn toàn có thể học CNTT nếu chưa có kiến thức về máy tính. Các trường đại học và trung tâm đào tạo CNTT đều có chương trình dạy lại từ đầu, bao gồm kiến thức cơ bản về máy tính đến chuyên môn nâng cao.

 

Bên cạnh, CNTT là một ngành học rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực đa dạng như lập trình, thiết kế web, mạng máy tính, an ninh mạng. Mỗi lĩnh vực lại có những yêu cầu riêng về kiến thức và kỹ năng. Do vậy, bạn có thể lựa chọn chuyên ngành phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, dù bạn không có nhiều kiến thức về máy tính.


Tuy nhiên, bạn cần chủ động học hỏi và trau dồi kiến thức về máy tính để bắt kịp chương trình học và có thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT. Chẳng hạn bạn có thể tham gia các khóa học online, đọc sách, tài liệu, tham gia các cộng đồng CNTT để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho bản thân.

 

Những người phù hợp với ngành học CNTT

 

Từ những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Không biết gì về máy tính có nên học CNTT. Tuy nhiên, để thành công và gắn bó lâu dài với ngành này, bạn cần sở hữu 5 tố chất bên dưới.

 

>> Xem thêm:

 

1. Đam mê công nghệ

 

Ngành CNTT tuy không khô khan nhưng đôi lúc dễ gây chán nản khi phải đối mặt với những giờ code miệt mài hay giải các thuật toán phức tạp. Chính niềm đam mê sẽ là ngọn lửa giúp bạn đánh bại sự nhàm chán, mệt mỏi, tiếp thêm kiên nhẫn để bạn làm việc hàng giờ liền hay theo đuổi các dự án công nghệ đến cùng.

 

2. Kỹ năng ngoại ngữ tốt

 

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực CNTT. Đa số tài liệu, giáo trình, phần mềm và công cụ lập trình đều sử dụng tiếng Anh. Do đó, thành thạo tiếng Anh sẽ giúp bạn tiếp cận kiến thức mới một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển trong môi trường quốc tế.

 

Ngoài tiếng Anh, tiếng Nhật cũng là một ngôn ngữ quan trọng trong ngành CNTT. Nhật Bản là quốc gia có nền công nghệ tiên tiến và đóng góp lớn cho sự phát triển của CNTT trên toàn thế giới. Nắm vững tiếng Nhật sẽ giúp bạn giao tiếp và trao đổi kiến thức với các chuyên gia Nhật Bản, đồng thời có cơ hội tham gia vào các dự án công nghệ cao của Nhật Bản.

 

3. Sáng tạo và ham học hỏi

 

Như đã đề cập ở trên, ngành CNTT phát triển với tốc độ chóng mặt. Do đó, việc liên tục học hỏi và nâng cấp bản thân là điều cực kỳ quan trọng để bạn có thể theo kịp xu hướng và thành công trong lĩnh vực này.

 

4. Kỹ năng làm việc nhóm tốt

 

Ngành CNTT đặc trưng với môi trường làm việc theo bộ phận và theo nhóm. Các dự án CNTT thường đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung. Do đó, trang bị kỹ năng mềm làm việc nhóm là vô cùng quan trọng cho những ai muốn thành công trong lĩnh vực này.

 

5. Khả năng chịu áp lực cao

 

Ngành CNTT tuy tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thử thách, một trong số đó là áp lực công việc.

 

Làm việc trong môi trường biến động nhanh chóng, thường xuyên đối mặt với các vấn đề phát sinh bất ngờ và khối lượng công việc không giới hạn có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.


Tuy nhiên, đừng vội nản lòng, bất kỳ ngành nghề nào cũng có những khó khăn riêng. Quan trọng là bạn có sự kiên trì, nhẫn nại và biết cách giải tỏa căng thẳng để vượt qua những thử thách này.

 

Kết

 

Bên trên là những chia sẻ xoay quanh câu hỏi: Không biết gì về máy tính có nên học CNTT. Hy vọng bạn đã tìm ra đáp án. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các ngành, chuyên ngành CNTT tại Đại học FPT, bạn có thể liên hệ ngay cho Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Tin tức Liên quan