Đại học FPT Cần Thơ

Editor là gì? 10+ cơ hội việc làm hấp dẫn

Bạn đã bao giờ thắc mắc liệu Editor là gì và có mức lương trung bình khoảng bao nhiêu? Bài viết của ĐH FPT Cần Thơ đã chia sẻ A-Z. Xem ngay!


Nội dung bài viết

1. Editor là gì?

2. Công việc của Editor gồm những gì?

3. Cơ hội việc làm của Editor

4. Mức lương của Editor bao nhiêu?

5. Tố chất cần có của Editor là gì?

6. Editor học ngành gì tại Đại học FPT?

Editor là gì và nguyên nhân nào khiến nó trở thành một trong những ngành được giới trẻ “săn đón” hiện nay? Có thể nói, đằng sau sự thành công của tác phẩm liên quan đến mảng quay dựng, viết lách thì không thể nào thiếu “bóng dáng” của editor.

Vai trò của họ là vô cùng quan trọng trong khâu chỉnh sửa, biên tập để ý tưởng của tác giả có thể đi đến người đọc một cách chính xác và tích cực nhất. Thế nhưng, nghe nhắc đến rất nhiều nhưng liệu bạn có thực sự hiểu Editor là gì? Hãy theo dõi tiếp bài viết của Đại học FPT Cần Thơ nếu đang tìm kiếm thông tin về lĩnh vực hot này nhé!

 

Editor là gì

 

Editor là gì?

 

Editor (tiếng Việt: Biên tập viên) là người đóng vai trò quan trọng trong việc sửa đổi, xem xét và hoàn thiện một tác phẩm/sản phẩm trước khi được công bố đến công chúng.

Editor là một nghề phổ biến và được quan tâm bởi nhiều bạn trẻ yêu thích sáng tạo và nghệ thuật. Lĩnh vực hoạt động của Editor khá rộng khi bạn có thể bắt gặp họ ở nhiều vị trí khác nhau, từ thiết kế, báo chí/tạp chí đến âm nhạc và phim ảnh.

 

Công việc của Editor gồm những gì?

 

Công việc chủ yếu của một Editor là gì? Editor đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm truyền thông, từ bài viết, sách báo đến video, phim ảnh. Dưới đây là một số công việc chính của một editor:

  • Đánh giá và chỉnh sửa nội dung: Editor sẽ đọc kỹ lưỡng bản thảo, đánh giá ý tưởng, nội dung và đưa ra nhận xét, góp ý để hoàn thiện tác phẩm.
  • Lựa chọn tài liệu: Editor sẽ xem xét và chọn lọc các tài liệu, thông tin cần thiết để bổ sung, minh họa cho nội dung.
  • Sắp xếp và tổ chức nội dung: Dựa trên logic và tính hợp lý, editor sẽ sắp xếp, tổ chức lại nội dung cho trôi chảy, mạch lạc.
  • Chỉnh sửa cấu trúc: Nếu cần thiết, editor sẽ điều chỉnh cấu trúc tác phẩm để phù hợp với mục đích và đối tượng tiếp nhận.
  • Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp: Editor sẽ tỉ mỉ kiểm tra và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu chấm câu để đảm bảo tính chính xác cho tác phẩm.
  • Tổng chỉnh sửa: Editor sẽ thực hiện tổng chỉnh sửa cuối cùng, đảm bảo tác phẩm hoàn thiện, thống nhất về nội dung và hình thức.
  • Sử dụng công cụ phần mềm: Editor có thể sử dụng các công cụ phần mềm như Photoshop, Avid Media Composer, Adobe Premiere, Final Cut Pro để chỉnh sửa và biên tập video, hình ảnh.
  • Làm việc với các bên liên quan: Editor có thể làm việc hoặc đàm phán với các bên liên quan như nhà sản xuất, tác giả, nhà báo, nhà xuất bản để thống nhất nội dung và tiến độ công việc.

 

ngành editor

 

Cơ hội việc làm của Editor

 

Kỷ nguyên Công nghệ 4.0 bùng nổ với sự lên ngôi của các sản phẩm kỹ thuật số, len lỏi vào hầu hết mọi lĩnh vực, và Marketing cũng không ngoại lệ. Vậy các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing 4.0 của Editor là gì?

 

>> Xem thêm:

 

1. Beta Reader

 

Beta Reader đóng vai trò quan trọng như một “người đại diện” cho công chúng, đảm nhận nhiệm vụ đọc thử và chia sẻ cảm nhận về tác phẩm. Họ đóng góp ý kiến và đề xuất hợp lý để giúp tác giả hoàn thiện tác phẩm một cách tốt nhất.

Khác với Editor, Beta Reader không tập trung vào việc chỉnh sửa ngữ pháp hay lỗi chính tả. Thay vào đó, họ sử dụng cảm quan và con mắt sắc bén của mình để đánh giá tác phẩm từ góc nhìn của người đọc, đưa ra những lời khuyên có giá trị về nội dung, mạch truyện, cách dẫn dắt.

 

2. Proofreader

 

Proofreader (Người hiệu đính) đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn duyệt cuối cùng của một tác phẩm, đảm bảo chất lượng nội dung trước khi xuất bản. Proofreader thường làm việc ở giai đoạn cuối cùng của quy trình chỉnh sửa, sau khi nội dung đã được biên tập kỹ lưỡng. Proofreader sẽ đọc kỹ lưỡng nội dung đã được chỉnh sửa, tỉ mỉ kiểm tra và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu chấm câu để đảm bảo tính chính xác cho tác phẩm.

 

3. Online Editor

 

Online Editor – một vị trí nổi bật và được săn đón trong ngành biên tập hiện nay. Khác với Editor truyền thống, Online Editor làm việc trực tuyến và thường hoạt động theo hình thức freelancer.

Nhu cầu tuyển dụng Online Editor ngày càng cao bởi sự phát triển mạnh mẽ của internet và các nền tảng trực tuyến. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều cần đến dịch vụ biên tập nội dung website, blog, bài viết mạng xã hội để thu hút khách hàng và nâng cao thương hiệu.

 

4. Critique Partner

 

Critique Partner (CP), hay còn gọi là đối tác phê bình, là một nhà văn hoặc biên tập viên khác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ bạn hoàn thiện tác phẩm của mình. Họ sẽ dành thời gian đọc kỹ bản thảo, câu chuyện, chương hoặc cảnh của bạn, sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính xây dựng để giúp bạn nâng cao chất lượng tác phẩm.

Mối quan hệ giữa CP và bạn là một mối quan hệ hai chiều, mang tính chất hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Khi bạn nhận được phản hồi từ CP về tác phẩm của mình, bạn cũng có cơ hội để đọc và đưa ra nhận xét về tác phẩm của họ. Qua đó, cả hai cùng nhau học hỏi, phát triển và hoàn thiện kỹ năng sáng tác của bản thân.

 

5. Commissioning Editor

 

Commissioning Editor (Biên tập viên chuyển đổi) là một vị trí quan trọng trong ngành xuất bản, đóng vai trò trung gian kết nối giữa nhà xuất bản và các tác giả tiềm năng.

Vị trí Editor này sẽ tìm kiếm các tác phẩm tiềm năng được đăng tải trực tuyến hoặc được ấp ủ bởi các nhà báo, nhà thơ, tác giả hoặc nhà văn tự do. Họ sẽ đánh giá chất lượng, tiềm năng thương mại và sự phù hợp với định hướng của nhà xuất bản. Sau khi xác định được tác phẩm tiềm năng, họ sẽ liên hệ và đàm phán với tác giả để thảo luận về hợp đồng xuất bản.

 

 

6. Developmental Editor

 

Developmental Editor đóng vai trò người huấn luyện viên, người đào tạo cho các nhà văn và tác giả trong quá trình biên tập và sáng tạo nội dung. Họ không chỉ khuyến khích, động viên mà còn đưa ra thử thách, bài tập để giúp người viết cải thiện phong cách viết, thu hút người đọc và truyền tải chính xác cảm xúc.

Developmental Editor thường làm việc với các nhà văn và tác giả ở giai đoạn đầu của quá trình sáng tác, khi họ đang phát triển ý tưởng và xây dựng cấu trúc cho tác phẩm. Họ sẽ đọc kỹ bản thảo, đánh giá nội dung và đưa ra những góp ý chi tiết về cách thức cải thiện tác phẩm.

 

7. Content Editor

 

Content Editor là một trong những vị trí thu hút nhiều ứng viên quan tâm ngành Editor là gì bởi tính chất công việc đa dạng và cơ hội phát triển rộng mở.

Content Editor có trách nhiệm xem xét, bổ sung, cắt bớt hoặc chỉnh sửa nội dung của mọi sản phẩm văn bản, bao gồm báo chí, tạp chí, sách vở, website, blog. Họ làm việc với mục tiêu giúp cho nội dung trở nên hoàn chỉnh, chính xác, dễ hiểu và thu hút người đọc.

 

8. Copy Editor

 

Vị trí Copy Editor đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tính chính xác của nội dung. Họ có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng bản thảo, phát hiện và sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu và định dạng. Trong một số trường hợp, Copy Editor có thể được yêu cầu chỉnh sửa cả nội dung chính của tác phẩm.

Vậy nên, Copy Editor cần đảm bảo rằng nội dung sau khi chỉnh sửa vẫn truyền tải đúng ý nghĩa và tinh thần của văn bản gốc. Đối với các tác phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài, Copy Editor cần có kiến thức về ngôn ngữ nguồn để kiểm tra độ chính xác của bản dịch và đảm bảo tính trôi chảy, dễ hiểu cho người đọc tiếng Việt.

 

9. Production Editor

 

Production Editor (Chuyên viên biên tập sản xuất) đóng vai trò then chốt trong việc quản lý toàn bộ quá trình sản xuất ấn phẩm, từ khâu biên tập nội dung cho đến xuất bản. Họ phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng và ngân sách đề ra.

 

10. Associate Editor

 

Associate Editor, hay còn gọi là Trợ lý Biên tập, đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho Editor chính trong quy trình xuất bản.

Họ đảm nhận vai trò chỉnh sửa lỗi chính tả, xử lý bản in, tạo bảng biểu, trang mẫu, hỗ trợ định dạng và phân phối sản phẩm in ấn như sách, báo, tài liệu. Nếu có khả năng và kiến thức chuyên môn, Associate Editor có thể đề xuất những chỉnh sửa về nội dung cho Editor chính để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.

 

11. Contributing Editor

 

Contributing Editor, hay còn gọi là biên tập viên cộng tác, đóng vai trò chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực báo chí. Họ làm việc tự do, nhận dự án theo hình thức hợp đồng và có thể lựa chọn nội dung bản thân muốn chỉnh sửa. Contributing Editor thường là những biên tập viên dày dặn kinh nghiệm, có tiếng tăm trong ngành và có thể đảm nhiệm vai trò biên tập viên lưu động hoặc tổng biên tập.

 

12. Executive Editor (Editor-in-Chief)

 

Executive Editor (Tổng biên tập) là vị trí đỉnh cao trong ngành Editor, là người chỉ huy và quản lý toàn bộ đội ngũ biên tập viên, đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng cho chất lượng nội dung của công ty.

Executive Editor mang trên mình trọng trách đưa ra quyết định phê duyệt xuất bản cho tất cả các nội dung, từ bài báo, câu chuyện đến bài đăng truyền thông. Do đó, đây là vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm dày dặn và khả năng lãnh đạo xuất sắc.

 

>> Xem thêm:

 

 

Mức lương của Editor bao nhiêu?

 

Mức lương của một ngành nghề luôn là mối quan tâm hàng đầu của những ai đang cân nhắc theo đuổi lĩnh vực đó. Trong trường hợp của Editor, nhu cầu thị trường cao và số lượng ứng viên tương đối ít hứa hẹn sẽ mang đến mức thu nhập hấp dẫn cho những ai có đam mê và năng lực.

Theo TopCV – trang web tuyển dụng lớn nhất Việt Nam, mức lương cho các vị trí Editor dao động như sau:

  • Thực tập sinh Editor: 3 triệu đồng/tháng.
  • Editor mới ra trường: 8 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Editor có 2 năm kinh nghiệm: 9 – 15 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương trung bình cho ngành Editor tại Việt Nam rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm dày dặn và năng lực chuyên môn cao, bạn hoàn toàn có thể đàm phán mức lương cao hơn, lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng hoặc hơn nữa.

 

Tố chất cần có của Editor là gì?

 

Công việc Editor đòi hỏi sự đa dạng về kỹ năng để hoàn thành tốt vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy tố chất cần có của Editor là gì? Dưới đây là một số tố chất cần thiết mà một Editor chuyên nghiệp nên có.

  • Vốn từ ngữ phong phú và có khả năng chỉnh sửa bài viết: Ngoài kỹ năng chỉnh sửa lỗi chính tả bài viết hoặc văn bản, bạn phải hiểu về cách trình bày câu cú, lập luận để hướng lối diễn đạt trở nên tinh tế và mượt mà hơn. Đặc biệt, việc có vốn từ ngữ sâu rộng, phong phú sẽ tạo lợi thế cho bạn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Ngữ pháp và chính tả tốt: Dù là Editor cho phim ảnh, báo chí, tài liệu hay sách thì bạn cũng cần có khả năng phát hiện lỗi chính tả và chỉnh sửa tốt. Đối với những tác phẩm càng dài, việc rà soát càng trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, tác giả thường cần một Editor có thể chỉnh sửa ngữ pháp và chính tả một cách triệt để và nhanh chóng.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Trong phần Editor là gì cùng đã nhắc tới nhiệm vụ chính của Editor thường là biên tập, kiểm tra và chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ trong bài viết, TVC, video hay hình ảnh để nó trở thành tác phẩm hoàn thiện nhất. Vì vậy, những ai cầu toàn, có tính cách cẩn thận và tỉ mỉ từng bước sẽ phù hợp nhất với ngành nghề này.
  • Có khả năng quản lý và tinh thần trách nhiệm cao: Editor không phải là công việc làm việc độc lập mà nó cần sự kết hợp với nhiều bộ phận và có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động phía sau. Để được công bố trước công chúng, Editor phải hiểu rõ vai trò của mình, nỗ lực hoàn thành một cách chính xác nhất và luôn đảm bảo đúng thời gian, timeline.

 

editor học ngành gì

 

Editor học ngành gì tại Đại học FPT?

 

Bạn đam mê ngôn ngữ, yêu thích sáng tạo và mong muốn theo đuổi ngành nghề Editor đầy tiềm năng? Đại học FPT với chương trình đào tạo chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện chính là lựa chọn lý tưởng.

Tại sao nên chọn Đại học FPT để theo học ngành Editor?

  • Chương trình học hiện đại: Lộ trình học tập rõ ràng, chỉ từ 3 – 4 năm, giúp sinh viên nhanh chóng nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.
  • Giáo trình quốc tế: Giáo trình được nhập khẩu từ nước ngoài, 100% bằng tiếng Anh với bản quyền quốc tế, đảm bảo cập nhật xu hướng mới nhất của ngành Editor.
  • Học nhiều ngôn ngữ: Ngoài tiếng Anh, sinh viên còn được đào tạo thêm một ngôn ngữ khác (tiếng Nhật hoặc tiếng Hoa), mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
  • Cơ hội học tập quốc tế: Sinh viên có thể chọn học 1 học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài ngay từ năm nhất, trau dồi khả năng ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa mới.
  • Thực tập thực tế: Vào năm 3, sinh viên được thực tập tại các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện, tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Với đội ngũ giảng viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm thực tế và môi trường học tập năng động, sáng tạo, Đại học FPT hứa hẹn mang đến cho sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao, giúp các bạn tự tin bước vào thị trường lao động và gặt hái thành công trong ngành Editor.

 

Kết

 

Mong rằng những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu rõ toàn bộ về câu hỏi: Editor là gì. Hiện tại, chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại ĐH FPT Cần Thơ đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu bạn cũng mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực này, hãy liên hệ ngay cho Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *