Bạn không biết ngành PR là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng? Không cần lo lắng! Đại học FPT Cần Thơ đã giải đáp ở bài viết. Xem ngay!
Nội dung bài viết
1. Ngành PR là gì?
2. Học PR ra làm gì?
3. Ngành PR học trường nào?
Thời đại truyền thông lên ngôi cũng là lúc cơ hội việc làm của ngành nghề liên quan đến PR ngày càng phát triển vượt bậc. Đây được xem là ngành được nhiều bạn trẻ săn đón nhất trong những năm gần đây.
Vậy PR là gì, công việc thực tế của ngành nghề và bạn cần có tố chất nào để phát triển ở lĩnh vực này? Tất cả thông tin bên trên đều được gói gọn trong bài viết của Đại học FPT Cần Thơ. Cùng nhau theo dõi nhé!
>> Xem thêm:
- So sánh PR và Quảng cáo: Chi tiết A – Z
- PR và Marketing: Tổng hợp sự khác biệt và cách tối ưu
- PR marketing là gì? 7 loại hình phổ biến
Ngành PR là gì?
PR là ngành gì? PR là viết tắt của Public Relations, có nghĩa là Quan hệ công chúng. Đây là một ngành nghề chuyên về xây dựng mối quan hệ giữa một tổ chức, doanh nghiệp với công chúng.
Làm PR là gì? Mục đích của PR là lập kế hoạch tạo dựng và thường xuyên duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức, doanh nghiệp trong mắt công chúng, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng thời, chuyên viên PR cũng phải tạo hình tượng để kéo gần khoảng cách với nhà đầu tư, ghi dấu ấn riêng biệt giúp doanh nghiệp trở nên nổi trội nhất trong lĩnh vực họ kinh doanh. Chỉ khi công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp đó đưa hình ảnh tiếp cận gần hơn với công chúng thì bộ phận PR mới được xem là thành công.
PR là một công việc mang tính chất mở, cho phép bạn giao lưu và gặp gỡ với vô số người khác nhau. Một nhân viên PR có thể tiếp xúc gần với người nổi tiếng, chuyên gia hay cả những nhà lãnh đạo lớn.
Công việc cụ thể của nhân viên PR bao gồm:
- Soạn thảo và biên tập tài liệu, thông tin truyền thông.
- Xây dựng kế hoạch, chiến dịch truyền thông phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Kết nối với khách hàng, đối tác và công chúng.
- Hợp tác cùng các bộ phận khác, đặc biệt là team marketing để lên kế hoạch truyền thông.
- Lên kế hoạch cho sự kiện và hội nghị.
- Phản hồi đúng mực qua các phương tiện truyền thông.
Học PR ra làm gì?
Nếu đã hiểu rõ PR là gì và các công việc xoay quanh lĩnh vực này thì không khó để bạn đoán được học PR ra làm gì. Một số ví dụ tuyển dụng của ngành PR như:
- Tư vấn viên quan hệ công chúng
- Giảng viên chuyên ngành PR tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm
- Chuyên viên xây dựng hình ảnh thương hiệu
- Nhân viên biên tập tại công ty quảng cáo
- Nhân viên tại công ty tổ chức sự kiện
- Chuyên viên PR của cơ quan nhà nước hay các tổ chức phi lợi nhuận
- Chuyên viên truyền thông báo chí
- Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông
Sinh viên tốt nghiệp ngành PR cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như:
- Chính trị: Làm việc trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ để truyền thông về các chính sách, chương trình của tổ chức.
- Giáo dục: Làm việc trong các trường học, các trung tâm giáo dục để truyền thông về các chương trình đào tạo, các hoạt động của tổ chức.
- Nghệ thuật: Làm việc trong các tổ chức nghệ thuật, các công ty giải trí để truyền thông về các tác phẩm nghệ thuật, các sự kiện giải trí.
Ngành PR có nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Mức lương của nhân viên PR cũng tương đối cao, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc.
>> Xem thêm:
- Học Quan hệ công chúng ra làm gì? 8 công việc hot
- Tổng hợp chi tiết mức lương ngành Quan hệ công chúng
Ngành PR học trường nào?
Khi đã có được câu trả lời cho: PR là gì và cảm thấy bản thân muốn theo đuổi ngành nghề này, bước tiếp theo là lựa chọn trường phù hợp. Một nơi đào tạo tốt, phù hợp với nhu cầu sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho con đường sự nghiệp.
>> Xem thêm:
- Có nên học ngành Quan hệ công chúng?
- Ngành Quan hệ công chúng học trường nào tốt? [TOP 10]
- Tổng hợp điểm chuẩn ngành Quan hệ công chúng [Mới nhất]
Tại Việt Nam, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành PR. Dưới đây là một số trường uy tín, chất lượng ở cả ba miền:
Miền Nam
- Đại học FPT Cần Thơ
- Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT)
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (HUFI)
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Hutech
Miền Trung
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Đông Á Đà Nẵng
- Đại học Khoa học – Đại học Đà Nẵng
Miền Bắc
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương mại
Tuy nhiên, khi tìm hiểu các trường đào tạo ngành PR, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Chất lượng đào tạo: Đây là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm. Bạn cần tìm hiểu chi tiết về chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên và cơ sở vật chất của các trường.
- Vị trí địa lý: Bạn nên chọn trường nằm ở vị trí thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của mình.
- Chi phí học tập: Bạn cần cân nhắc học phí và chi phí sinh hoạt khi lựa chọn trường.
Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các trường đào tạo ngành PR trên website của trường, các trang web tuyển sinh, các diễn đàn, hội nhóm. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, những người đã học ngành PR.
Kết
Trên là thông tin giải đáp câu hỏi: PR là gì. Nếu quan tâm chuyên ngành Quan hệ công chúng (PR) tại Đại học FPT, bạn có thể liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.