Thiết kế vi mạch bán dẫn là gì? Review A-Z
Thiết kế vi mạch bán dẫn đang bùng nổ, nhưng bạn chưa hiểu rõ về chuyên ngành này? Yên tâm! Bài viết của ĐH FPT Cần Thơ đã tổng hợp A-Z về ngành. Xem ngay!
Nội dung bài viết
1. Thiết kế vi mạch bán dẫn là gì?
2. Thiết kế vi mạch bán dẫn học ngành gì?
3. Học Thiết kế vi mạch bán dẫn ra làm gì?
4. Mức lương chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
5. Muốn học chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn thi khối nào?
6. Điểm chuẩn chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
7. Review chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn Đại học FPT
Bạn đang tò mò về ngành công nghệ đang định hình thế giới tương lai? Thiết kế vi mạch bán dẫn chính là đáp án, với những đột phá trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và trí tuệ nhân tạo.
Vậy bạn cần biết những gì về chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn? Tất tần tật đã được Đại học FPT Cần Thơ tổng hợp ở bài viết bên dưới. Theo dõi để cập nhật thông tin đầy đủ nhất!
Thiết kế vi mạch bán dẫn là gì?
Thiết kế vi mạch bán dẫn (hay còn gọi là Thiết kế IC, tiếng Anh: Integrated Circuit Design) là chuyên ngành tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và thiết kế mô phỏng các chip điện tử.
Thiết kế vi mạch bán dẫn học ngành gì?
Thiết kế vi mạch bán dẫn là một chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật điện tử hoặc Công nghệ thông tin tại các trường đại học. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về:
- Lập trình: Ngôn ngữ lập trình Verilog, VHDL, Python, C++
- Điện tử: Điện tử analog, điện tử số, mạch logic, kiến trúc máy tính
- Vật liệu bán dẫn: Vật lý bán dẫn, cấu tạo và tính chất của vật liệu bán dẫn, công nghệ chế tạo vi mạch
- Công nghệ thiết kế vi mạch: EDA (Electronic Design Automation), mô phỏng vi mạch, thiết kế bố cục, kiểm thử vi mạch
Lưu ý: Chương trình đào tạo cụ thể của chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn có thể thay đổi tùy theo trường đại học. Do đó, bạn nên tham khảo kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường trước khi quyết định theo học.
>> Xem thêm:
Học Thiết kế vi mạch bán dẫn ra làm gì?
Tốt nghiệp Thiết kế Vi mạch bán dẫn, sinh viên có thể đảm nhận một số công việc trong ngành bán dẫn như:
- Thiết kế kiến trúc mạch (mạch số, tương tự, hỗn hợp, etc.);
- Phân tích, đánh giá thiết kế;
- Mô phỏng, kiểm chứng thiết kế sử dụng tool chuyên dụng;
- Xây dựng tài liệu đặc tả (spec), tư vấn phát triển quy trình thiết kế.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn có thể làm việc tại:
- Các công ty thiết kế vi mạch, sản xuất bán dẫn trong và ngoài nước.
- Các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Các công ty công nghệ điện tử, viễn thông.
- Các trường đại học, cao đẳng giảng dạy ngành liên quan.
Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn cũng có thể tự thành lập công ty chuyên về thiết kế vi mạch bán dẫn hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, kiến thức và kỹ năng về thiết kế vi mạch bán dẫn cũng có thể áp dụng được cho các lĩnh vực khác như điện tử, tự động hóa hay hàng không vũ trụ.
Mức lương chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
Theo khảo sát của Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM (HSIA), mức lương chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn dao động trong khoảng 15 triệu đồng đến 100 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí làm việc.
Dưới đây là mức lương chi tiết cho các cấp độ kinh nghiệm khác nhau:
- Mới ra trường: 15 triệu đồng/tháng
- 1 - 3 năm kinh nghiệm: 15 - 30 triệu đồng/tháng
- Trên 6 năm kinh nghiệm: 600 triệu - 1 tỷ đồng/năm
- Trên 10 năm kinh nghiệm: Hơn 1,5 tỷ đồng/năm
Ngoài lương cơ bản, kỹ sư Thiết kế vi mạch bán dẫn còn có thể nhận được các khoản phụ cấp khác như:
- Thưởng thâm niên
- Thưởng năng suất
- Phụ cấp ăn uống, đi lại
- Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp
- Các chế độ phúc lợi khác
Muốn học chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn thi khối nào?
Hiện nay, để theo học chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn, bạn có thể thi các khối sau:
- Khối A0 (Toán - Lý - Hóa): Đây là khối thi phổ biến nhất cho chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn. Các trường đại học top đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.HCM đều tuyển sinh ngành này theo khối A0.
- Khối A1 (Toán - Lý - Anh): Một số trường đại học cũng tuyển sinh chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn theo khối A1. Tuy nhiên, số lượng trường tuyển sinh theo khối này ít hơn so với khối A0.
Ngoài ra, một số trường đại học còn có thể xét tuyển chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn theo học bạ hoặc kết quả thi đánh giá năng lực.
Điểm chuẩn chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
Năm 2023, Thiết kế vi mạch bán dẫn là một lĩnh vực được tích hợp vào chương trình đào tạo của các ngành Viễn điện tử - Viễn thông hoặc Vật lý kỹ thuật tại các trường đại học uy tín. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp công nghệ cao, một số trường đại học đã bắt đầu mở ngành đào tạo riêng về Thiết kế vi mạch từ năm 2024.
Dưới đây là điểm chuẩn năm 2023 của một số trường đại học tiêu biểu:
- Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng): 24,05 điểm
- Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM): 25,4 điểm
- Đại học Bách khoa Hà Nội: 24,28 - 26,26 điểm
Review chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn Đại học FPT
Năm 2024, Đại học FPT tuyển sinh 1000 sinh viên cho chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn - ngành học chiến lược đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp bách của ngành thiết kế vi mạch. Dưới đây là 5 lý do vì sao bạn nên chọn học chuyên ngành này tại Đại học FPT.
>> Xem thêm:
1. Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế
Trường Đại học FPT đã lên kế hoạch hợp tác với các trường đại học hàng đầu Mỹ và Đài Loan - hai "ông lớn" trong lĩnh vực chip và bán dẫn toàn cầu - để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo bài bản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành công nghiệp.
2. Sở hữu đặc quyền từ Tập đoàn FPT
Sinh viên chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn được tạo điều kiện thực tập, làm việc tại Công ty cổ phần Bán dẫn FPT và hệ thống công ty thuộc Tập đoàn FPT trên 30 quốc gia. Đây là cơ hội vàng để học hỏi kinh nghiệm thực tế, tích lũy kiến thức và kỹ năng, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
3. Hỗ trợ học tập, thực tập và làm việc tại nước ngoài
Trung tâm Đào tạo và Xuất khẩu nhân lực vi mạch bán dẫn được thành lập từ tháng 05/2024, chuyên tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhân lực, đào tạo bài bản, hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình học tập, thực tập và làm việc tại nước ngoài.
4. Học bổng lên đến 50%
Trường ĐH FPT dành tặng học bổng 50% học phí 02 học kỳ chuyên ngành đầu tiên cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và đủ điều kiện trúng tuyển vào Trường ĐH FPT năm 2024.
5. Hệ thống đào tạo đa địa điểm
Sinh viên có thể lựa chọn học tập tại các cơ sở đào tạo của Trường Đại học FPT tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM hoặc Cần Thơ, phù hợp với nhu cầu học tập và sinh hoạt của từng cá nhân, đáp ứng mong muốn trải nghiệm văn hóa và môi trường sống khác nhau.
Dù bạn chọn học tập tại cơ sở nào, sinh viên vẫn được đảm bảo chất lượng giáo dục hàng đầu với chương trình đào tạo tiên tiến, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và môi trường học tập hiện đại.
Thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đại học FPT - hơn cả một ngành học, đó là môi trường trải nghiệm để bạn khẳng định bản thân, bứt phá tương lai và trở thành nhân tố chủ chốt trong kỷ nguyên số. Nhanh tay đăng ký để trở thành một phần của hành trình chinh phục đỉnh cao công nghệ ngay hôm nay!
Kết
Trên là tổng quan về chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn. Hy vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực dự đoán hot nhất năm nay. Nếu có thắc mắc về chương trình đào tạo, lộ trình học phí của chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đại học FPT, bạn có thể liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.