Sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch (Dễ hiểu nhất)

Nếu bạn vẫn chưa hiểu sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch, bài viết này của Đại học FPT Cần Thơ sẽ giúp bạn. Hãy đọc tiếp để tìm câu trả lời nhé! 


Nếu bạn theo học ngành Ngôn ngữ, có thể bạn đã từng nghe qua hai cụm từ: Thông dịch và biên dịch. Có lẽ, ai cũng lầm tưởng đây là hai khái niệm tương đồng. Tuy nhiên, thông dịch và biên dịch hoàn toàn khác nhau. 

Để phân biệt chính xác sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch, Đại học FPT Cần Thơ mời các bạn đọc bài viết dưới đây. Sự khác biệt giữa hai hình thức dịch sẽ được phân tích theo 05 đặc điểm: Định dạng, hình thức truyền đạt, phương thức truyền đạt, độ chính xác và độ khó.

 

Sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch

 

 

Định dạng 


Người làm Thông dịch viên (hay Phiên dịch viên) sẽ dịch theo ngôn ngữ nói. Ngược lại, người làm Biên dịch viên sẽ dùng ngôn ngữ viết để dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. 

Hình thức truyền đạt 


Việc thông dịch sẽ diễn ra trực tiếp tại buổi nói chuyện. Ví dụ điển hình là thông dịch song ngữ ở những chương trình, sự kiện, cuộc họp hay cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bên cạnh, việc thông dịch cũng có thể diễn ra thông qua điện thoại hay gọi video. 

Ngược lại, việc biên dịch không nhất thiết diễn ra ở thời gian thực. Sau khi tài liệu gốc được soạn thảo, biên dịch viên sẽ có thời gian tìm hiểu văn hóa, ngôn từ phù hợp để dịch văn bản nguồn sang văn bản đích một cách đúng nghĩa nhất. Thông thường, biên dịch viên sẽ làm việc với sách báo, tạp chí, phụ đề video hoặc tài liệu blog, website,... 

Phương thức truyền đạt 


Thông dịch viên sẽ có hai phương thức truyền đạt: phiên dịch song song và phiên dịch nối tiếp. Cụ thể, khi dịch song song, Thông dịch viên sẽ truyền đạt nghĩa câu đồng thời với người nói. Còn khi nhận yêu cầu dịch nối tiếp, Thông dịch viên sẽ đợi bản nói gốc hoàn thành mới tiến hành dịch lại toàn bộ. 

Ngược lại, Biên dịch viên sử dụng ngôn ngữ viết nên không có nhiều phương thức truyền đạt phức tạp như trên. Chủ yếu câu từ họ chau chuốt và phù hợp với ngữ cảnh là được. 

 

 

Độ chính xác 


Không cần phải bàn cãi, độ chính xác của của công việc biên dịch sẽ chiếm ưu thế hơn thông dịch. Thông dịch viên chủ yếu bị áp lực về thời gian cũng như bối cảnh nên sẽ có nhiều tình huống họ sẽ không dịch quá sát nghĩa hoặc dịch toàn bộ nội dung nói.  

Ngược lại, biên dịch viên có nhiều thời gian để tìm hiểu về văn hóa, con người, và từ vựng phù hợp ngữ cảnh. Bên cạnh, nhờ dịch bằng ngôn ngữ viết, họ cũng có thể xem lại và kiểm tra câu từ của mình không chỉ một mà nhiều lần nên độ chính xác của tài liệu biên dịch là cực kỳ cao. 

Độ khó 


Nếu so độ khó của cả hai, rõ ràng , thông dịch khó hơn biên dịch. Trong khi Biên dịch viên có những công cụ hỗ trợ như từ điển, phần mềm dịch thuật, phần mềm dò lỗi,... để sử dụng trong và suốt thời điểm tiến hành dịch thì Thông dịch viên không hề có lợi thế về mảng này.  

Trong suốt phiên dịch, Thông dịch viên chỉ có trí nhớ, kinh nghiệm và phản xạ là tài nguyên đắt giá nhất. Họ phải hiểu được mục đích của người nói và ngữ cảnh thực để dịch không những cho thật chuẩn xác mà còn phải mang lại lợi ích tốt nhất cho các bên. Bạn sẽ thấy rõ tầm quan trọng của Thông dịch viên ở các sự kiện ngoại giao liên quan đến chính trị. 

 

 

Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà Phiên dịch viên hay Biên dịch viên giỏi, ngành Ngôn ngữ Anh của Đại học FPT Cần Thơ có thể giúp bạn. Với chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình của trường Đại học Melbourne (Australia) và cơ hội trải nghiệm học kỳ tiếng Anh ở nước ngoài, bạn chắc chắn sẽ đạt được ước mơ chinh phục ngoại ngữ của mình.

 

 

Kết 


Sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hoàn toàn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa thông dịch và biên dịch. Không những thế, bạn còn hiểu rõ được độ khó của mỗi nghề. Đại học FPT Cần Thơ hy vọng bài viết này có thể giúp bạn chọn được lựa hướng đi tốt nhất cho bản thân. Chúc bạn thành công ở con đường học tập sắp tới! 

 

Minh Trang

Tin tức Liên quan