Nghe nhiều về lợi ích nhưng liệu nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa là gì? Tiếp tục theo dõi bài viết để được ĐH FPT Cần Thơ bật mí cho nhé!
Nội dung bài viết
1. Top 5 nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa
2. Có nên học Thiết kế đồ họa?
3. Vượt qua nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa tại ĐH FPT
Mỗi ngành nghề đều có những lợi ích và nhược điểm riêng của nó. Có một sự thật là, tất cả những người đi trước và thành công ở lĩnh vực bất kỳ đều phải trải qua quá trình chật vật thích ứng, rèn luyện và cải thiện bản thân để khắc phục nhược điểm của ngành, thậm chí là biến nó thành điểm mạnh.
Vậy nên, nếu thực sự yêu thích và mong muốn theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa ở tương lai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về nó, bao gồm cả những khó khăn. Trong bài viết này, Đại học FPT Cần Thơ sẽ giới thiệu 5 nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực nghệ thuật này.
Top 5 nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa
Bên cạnh những tiềm năng to lớn, ngành Thiết kế đồ họa cũng tiềm ẩn một số nhược điểm nhất định mà bạn cần cân nhắc kỹ trước khi theo đuổi. Dưới đây là tổng hợp 5 nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa cho bạn góc nhìn mới và xác định liệu mình có phù hợp với lĩnh vực này.
>> Xem thêm:
- Top 8 chuyên ngành Thiết kế đồ họa nổi bật ở Việt Nam
- Thiết kế 3D là gì? Tổng quan A-Z về ngành
1. Phải sáng tạo trong một giới hạn
Nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa đầu tiên chính là hiểu lầm về giới hạn tự do sáng tạo. Nhiều người thường khuyên rằng: Nếu bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo và táo bạo, hãy theo đuổi ngành học này. Tuy nhiên, đây là “một công việc” và công việc thường sẽ phụ thuộc vào đối tượng cụ thể.
Hiển nhiên, ai cũng biết những Nhà thiết kế đồ họa làm việc và tạo ra sản phẩm dựa trên mong muốn của khách hàng hoặc công chúng. Bên cạnh đó, quan niệm nghệ thuật của mỗi người là khác nhau, có không ít trường hợp ý tưởng của nhà thiết kế và khách hàng không thống nhất. Vậy nên, dù sáng tạo, bạn vẫn phải dựa theo nhu cầu của người tiếp nhận tác phẩm.
Ngoài ra, ngay cả khi không cần phụ thuộc vào khách hàng, Nhà thiết kế cũng cần xem xét và điều tra về xu hướng, thị hiếu để nắm rõ mình nên làm gì là “hợp thời” nhất. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, tuy nhiên, bạn ít nhất vẫn nên sáng tạo trên khuôn khổ và tiêu chuẩn của ngành này.
2. Làm thêm giờ là điều bình thường
Chắc hẳn trong chúng ta, chẳng ai thích việc làm thêm giờ, thế nhưng đây lại là một trong những nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa. Quá trình để có một tác phẩm hoàn thiện (final) là vô cùng gian nan, đi từ tiếp nhận yêu cầu, lên ý tưởng, phác thảo đến chỉnh sửa và hoàn tất.
Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ không diễn ra suôn sẻ như vậy. Nhà thiết kế sau khi nhận nhiệm vụ sẽ phải cố gắng hiểu ý tưởng của khách hàng, tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau mới bắt tay thực hiện. Tất nhiên, để đi đến bản final thường không chỉ trải qua một lần chỉnh sửa. Đôi khi, bạn còn phải tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng hoặc quản lý ngay trong khung giờ giải lao hoặc nghỉ ngơi.
3. Học hỏi và cập nhật xu hướng mới liên tục
Không chỉ Thiết kế đồ hoạ, tất cả các ngành nghề đều đòi hỏi người lao động liên tục cập nhật xu hướng và học hỏi. Tuy nhiên, thách thức của việc này đối với Nhà thiết kế là vô cùng lớn. Bởi lẽ, chỉ cần một giây là trên thế giới đã có rất nhiều tác phẩm sáng tạo ra đời.
Nếu không cập nhật thì chỉ cần vài phút, ý tưởng của bạn sẽ bị lỗi thời. Những người “trụ vững” trong lĩnh vực này đều phải học hỏi từng ngày, cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi để đưa tránh trùng lặp và có thể đưa ra được những ý tưởng độc nhất.
4. Kỹ năng giao tiếp tốt là điều bắt buộc
Sẽ là sai lầm nếu bạn nghĩ không cần liệt kê Kỹ năng giao tiếp vào nhược điểm ngành Thiết kế đồ hoạ. Nhà thiết kế đồ hoạ không phải chỉ cần tiếp xúc với máy móc, tranh vẽ, mà họ còn cần giao tiếp với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp trong cùng bộ phận.
Kỹ năng giao tiếp giúp Nhà thiết kế đồ hoạ có thể hiểu đúng ý của khách hàng mong muốn. Bằng cách lắng nghe, chuyển đổi ý tưởng thành lời mô tả mạch lạc, rõ ràng hoặc khéo léo gợi mở để tìm đúng nhu cầu sâu bên trong chính là công việc của họ. Việc này vừa giúp vui lòng khách hàng, vừa tiết kiệm thời gian và công sức chỉnh sửa cho sau này.
5. Thường bị hối thúc và có nhiều “sếp”
Nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa cuối cùng mà bạn cần phải biết chính là deadline “dày đặc”, hay bị hối thúc và có nhiều “sếp”. Thông thường, ở các công ty hay doanh nghiệp không chuyên về Thiết kế đồ hoạ thì các Nhà thiết kế sẽ làm việc chung bộ phận với nhân viên Marketing. Vậy nên họ thường phải nhận lệnh từ trường bộ phận Marketing, quản lý Thiết kế đồ hoạ và đôi khi là cả khách hàng.
Bên cạnh đó, vì tính chất công việc cần chia deadline cụ thể, rõ ràng và phải liên lạc hợp tác với các bộ phận khác nên Nhà thiết kế đồ hoạ hay bị hối thúc. Ngoài ra, có khá nhiều khách hàng tìm đến và yêu cầu hoàn thành trong thời gian ngắn nên việc không kịp nghỉ ngơi và liên tục nhận điện thoại báo cáo tình hình là bình thường.
Có nên học Thiết kế đồ họa?
Có nên học Thiết kế đồ họa là câu hỏi muôn thuở của nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo và yêu thích nghệ thuật thị giác. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng cả ưu điểm và nhược điểm của ngành học này, đồng thời lắng nghe con tim và đánh giá năng lực bản thân.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
- Bạn có đam mê với Thiết kế đồ họa không?
- Bạn có khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật tốt không?
- Bạn có sẵn sàng học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng liên tục không?
- Bạn có thể chịu được áp lực công việc cao và môi trường làm việc độc lập không?
Nếu bạn trả lời CÓ cho tất cả những câu hỏi trên, thì Thiết kế đồ họa có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Tuy nhiên, nếu còn băn khoăn hay thiếu tự tin, bạn có thể dành thời gian tìm hiểu thêm về ngành học này, tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc thử sức với các khóa học ngắn hạn để có cái nhìn thực tế hơn.
>> Xem thêm:
- Học Thiết kế đồ hoạ cần những gì?
- Lương Thiết kế đồ họa ở Việt Nam [Chi tiết nhất]
Vượt qua nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa tại ĐH FPT
Bạn đam mê sáng tạo, yêu thích nghệ thuật thị giác và mong muốn theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa đầy tiềm năng? Tuy nhiên, những nhược điểm tiềm ẩn của ngành học này khiến bạn băn khoăn và lo lắng?
Đừng lo lắng, Đại học FPT sẽ đồng hành cùng bạn chinh phục đam mê và gặt hái thành công với chương trình đào tạo Thiết kế đồ họa được thiết kế bài bản, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.
Tại sao nên chọn ngành Thiết kế đồ họa tại Đại học FPT?
- Chương trình học hiện đại, cập nhật xu hướng: Lộ trình học tập rõ ràng (9 học kỳ), chương trình học được cập nhật liên tục theo xu hướng mới nhất của ngành Thiết kế đồ họa trên thế giới, đảm bảo bạn được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Giáo trình chuẩn quốc tế: Sử dụng giáo trình bản quyền quốc tế, 100% bằng tiếng Anh, giúp bạn tiếp cận nguồn tài liệu tiên tiến và nâng cao khả năng ngoại ngữ.
- Phát triển toàn diện: Không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn, Đại học FPT còn chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, bao gồm: Kỹ năng sống, thuyết trình, giao tiếp, quản lý thời gian, đàm phán, giúp bạn tự tin và thành công trong mọi môi trường làm việc.
- Cơ hội hợp tác quốc tế: Được học song song hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) để tăng khả năng hợp tác với khách hàng quốc tế, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
- Học tập thực tế: Vào năm 3, sinh viên Thiết kế đồ họa được thực tập tại các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước từ 4 đến 8 tháng theo chương trình Thực tập tại doanh nghiệp (OJT), giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với những ưu điểm vượt trội, Đại học FPT hứa hẹn mang đến cho bạn môi trường học tập lý tưởng và cơ hội phát triển toàn diện, vượt qua nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa.
Kết
Trên là những nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa mà các bạn trẻ thường lo lắng. Nếu thực sự yêu thích và muốn vượt qua những nhược điểm của ngành Thiết kế đồ họa, bạn có thể liên hệ ngay cho Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại đây.