Đại học FPT Cần Thơ

Học Ngôn ngữ Nhật có khó không?

Nổi tiếng là ngôn ngữ phức tạp, nhưng thực sự học Ngôn ngữ Nhật có khó không? Hãy cùng Đại học FPT đi tìm câu trả lời cho chủ đề này nhé!

 

Ngôn ngữ Nhật là gì?

 

Ngôn ngữ Nhật là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Nhật với 4 kỹ năng chính là nghe – nói – đọc – viết. Bên cạnh, ngành Ngôn ngữ Nhật còn đào tạo các kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế, đất nước và con người Nhật Bản.

Ngoài ra, bên cạnh kiến thức về đất nước hoa anh đào, sinh viên còn được đào tạo thêm về kỹ năng mềm và thái độ khi ứng xử với người bản địa nhằm tăng sự phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp Nhật Bản.

 

Học Ngôn ngữ Nhật có khó không?

Thực tế, rất nhiều người lần đầu tiếp xúc Ngôn ngữ Nhật đều cho rằng đây là một ngôn ngữ khó. Theo họ, phần lớn đến từ cấu trúc ngôn ngữ của tiếng Nhật khá phức tạp với ba bộ chữ cùng với vô vàn từ vựng và cách đọc khác nhau của mỗi từ. Nhưng rõ ràng, chưa ai nói rằng tiếng Nhật quá khó để học và thành thạo, đặc biệt là khi so với mức độ phức tạp tương đương của tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Theo Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản, vào năm 2018, Việt Nam có tốc độ tăng số người học tiếng Nhật đứng đầu thế giới (so với số liệu năm 2015) với gần 175.000 người theo học. Đặc biệt, với sự phát triển giao thương giữa Nhật Bản và Việt Nam, dự đoán rằng số lượng người học vào các năm tới sẽ tiếp tục tăng.

 

Xem thêm: Ngành Ngôn ngữ Nhật nên học ở đâu?

Để hiểu rõ hơn về mức độ khó của Ngôn ngữ Nhật, chúng ta hãy cùng đi sâu vào phân tích hệ thống ngôn ngữ này.

 

Hệ thống chữ viết Ngôn ngữ Nhật

Ngôn ngữ Nhật có tổng cộng ba hệ thống chữ viết, bao gồm: Katakana, Hiragana, and Kanji. 

Trong đó, bộ chữ Hiragana và Katakana là bảng chữ cái phiên âm gồm các nguyên âm a, i, u, e và o kết hợp với các phụ âm để tạo ra được một bảng chữ. Với cách viết và phát âm đơn giản, Hiragana là hệ thống chữ viết tiếng Nhật cơ bản nhất mà trẻ em được học đầu tiên trước khi làm quen với bảng Katakana và Kanji. 

Khác với hai bộ chữ cơ bản trên, Kanji là chữ tượng hình, được mượn và giản thể từ chữ Hán. Do đó, mỗi ký tự trong chữ đại diện cho một khái niệm, ý nghĩa nào đó hơn là tả âm thanh như hai bộ chữ trên. Điểm khó của việc học bộ chữ Kanji là có thể có nhiều cách phát âm hoặc cách đọc cho các ký tự này.

Tóm lại, hệ thống chữ viết Ngôn ngữ Nhật khó nhất nằm ở bộ chữ Kanji. Tuy nhiên, sự khó khăn học hệ thống chữ viết cũng có giới hạn nhất định với số lượng 3000 chữ. Thế nên, chỉ cần mỗi ngày bạn đều học thêm 10 chữ mới thì chỉ sau 01 năm, bạn đã có thể thành thạo được tất cả các bộ chữ của tiếng Nhật. 

 

Ngữ pháp Ngôn ngữ Nhật

Không khó như hệ thống chữ viết, ngữ pháp Ngôn ngữ Nhật có phần đơn giản và “dễ thở” hơn. Trong đó, tiếng Nhật chỉ có thì quá khứ và thì hiện tại. Bên cạnh, tiếng Nhật cũng không có các từ đa nghĩa như tiếng Anh. Tuy nhiên, thứ tự sắp xếp chủ ngữ, động từ và vị ngữ trong câu có phần khác với tiếng Việt và tiếng Anh. Nếu như trong tiếng Việt ta sử dụng cấu trúc câu: Chủ ngữ – Động từ – Vị ngữ, thì trong tiếng Nhật, cấu trúc sẽ bị xáo trộn vị trí thành: Chủ ngữ – Vị ngữ – Động từ. Thế nên, sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật chắc chắn sẽ có bỡ ngỡ và dễ sai khi lần đầu sử dụng cấu trúc câu của tiếng Nhật. 

Tóm lại, ngữ pháp Ngôn ngữ Nhật sẽ có mức độ dễ nếu các bạn sinh viên đủ siêng năng để ghi nhớ và thực hành các công thức về cấu trúc câu.

 

Xem thêm: Học Ngôn ngữ Nhật ra trường làm gì?

 

 

Kết

Cuối bài, có lẽ các bạn cũng đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “Học Ngôn ngữ Nhật có khó không?”. Khó nhưng không khó. Đó là câu trả lời chính xác nhất bởi vì bất cứ ngôn ngữ mới nào cũng sẽ đem lại cảm giác khó nhưng “mức độ khó thực sự” là do chính bản thân của người học. Chỉ cần bạn đủ động lực học tập và chăm chỉ trau dồi kiến thức, kỹ năng, việc học Ngôn ngữ Nhật chắc chắn không khó.

Nếu bạn thấy ngành Ngôn ngữ Nhật thú vị và cần thêm thông tin chi tiết về ngành, hãy liên hệ trực tiếp Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *