Đại học FPT Cần Thơ

Top 6 phần mềm thiết kế mạch điện tử

Bạn có biết đâu là top 6 phần mềm thiết kế mạch điện tử phổ biến nhất hiện nay? Nếu chưa tìm ra đáp án, theo dõi bài viết của Đại học FPT Cần Thơ ngay nhé!


Nội dung bài viết

1. Top 6 phần mềm thiết kế mạch điện tử

2. Kết

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, nhu cầu về các thiết bị điện tử ngày càng tăng cao. Từ những chiếc laptop, smartphone hiện đại đến các thiết bị y tế tiên tiến, tất cả đều được tạo nên từ những mạch điện tử được thiết kế tỉ mỉ và chính xác.

Việc sử dụng phần mềm thành thạo cho việc thiết kế mạch điện tử sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn bạn đến với những cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong lĩnh vực công nghệ cao đầy hấp dẫn.

Hiểu được điều đó, Đại học FPT Cần Thơ đã tổng hợp top 6 phần mềm thiết kế mạch điện tử phổ biến nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng thực hành và khám phá thế giới thiết kế mạch điện tử. Xem ngay!

 

phần mềm thiết kế mạch điện tử

 

Top 6 phần mềm thiết kế mạch điện tử

 

Với vô số phần mềm thiết kế vi mạch điện tử hiện nay, việc lựa chọn công cụ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân có thể khiến bạn băn khoăn. Dưới đây là danh sách những phần mềm được đánh giá cao và phổ biến nhất hiện nay.

 

>> Xem thêm:

 

1. Phần mềm vẽ mạch Altium Designer

 

Altium Designer, phát triển bởi Altium Limited, là phần mềm thiết kế mạch điện tử chuyên nghiệp với tính năng đa dạng. Nó cho phép người dùng thiết kế đồ họa trên một giao diện duy nhất trong môi trường 2D và 3D, đồng thời có thể tạo và kiểm tra các mạch điện tử.

Các tính năng chính của Altium Designer:

  • Thiết kế PCB đa lớp: Hỗ trợ thiết kế mạch in đa lớp với khả năng kiểm tra và đánh giá hiệu suất.
  • Mô phỏng SPICE và điện từ: Tích hợp công cụ mô phỏng SPICE để kiểm tra hiệu suất mạch điện tử và mô phỏng điện từ giúp kiểm tra mật độ bố trí cũng như kết cấu mạch.
  • Quản lý thư viện: Quản lý các linh kiện và tạo Bill of materials (viết tắt: BOM).
  • Giao diện đồ họa: Dễ dàng tạo và bố trí các thành phần trên PCB.
  • Mô phỏng 3D: Giúp kiểm tra kết cấu mạch và mật độ bố trí.

Hệ điều hành: Chủ yếu được phát triển cho hệ điều hành Windows, có thể được chạy trên các máy ảo (Virtual Machine) nhưng hiệu suất không đảm bảo.

Link tải Phần mềm Altium Designer

 

phần mềm vẽ mạch altium

Screenshot via altium.com

 

2. Phần mềm Proteus – Phần mềm mô phỏng thiết kế mạch điện tử

 

Proteus, phát triển bởi Labcenter Electronics, là phần mềm mô phỏng và thiết kế mạch điện tử phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử trên thế giới. Nó cho phép thiết kế, mô phỏng và kiểm tra mạch điện tử trước bắt đầu quy trình sản xuất.

Các tính năng chính của Proteus:

  • Giao diện đồ họa trực quan: Tạo linh kiện, mạch điện tử và bố trí các thành phần trên PCB.
  • Mô phỏng SPICE: Kiểm tra và đánh giá hiệu suất của mạch điện tử.
  • Mô phỏng động: Mô phỏng hoạt động và kiểm tra chức năng mạch.
  • Mô phỏng điện từ: Kiểm tra cường độ dòng điện, điện trở và điện áp.
  • Quản lý thư viện: Quản lý linh kiện và tạo Bill of materials (viết tắt: BOM).
  • Thiết kế đa lớp: Hỗ trợ thiết kế mạch in đa lớp.

Hệ điều hành: Chủ yếu được phát triển cho hệ điều hành Windows, tương thích với Windows 7 trở lên.

Link tải Phần mềm Proteus

 

phần mềm proteus

 Screenshot via labcenter.com

 

3. Phần mềm OrCAD – Phần mềm thiết kế và mô phỏng mạch điện tử

 

OrCAD, phát triển bởi Cadence Design Systems, là phần mềm thiết kế mạch điện tử chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các dự án thiết kế mạch điện tử.

Các tính năng chính của OrCAD:

  • Giao diện đồ họa: Thiết kế linh kiện và mạch điện tử trên PCB.
  • Mô phỏng SPICE và điện từ: Kiểm tra và đánh giá hiệu suất của mạch.
  • Quản lý thư viện: Quản lý linh kiện và tạo Bill of materials (viết tắt: BOM).
  • Thiết kế đa lớp: Hỗ trợ thiết kế mạch in đa lớp.
  • Tích hợp với công cụ CAD khác: Tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Hệ điều hành: Chủ yếu được phát triển cho hệ điều hành Windows, OrCAD không có phiên bản chính thức cho macOS hoặc Linux. Bạn có thể sử dụng máy ảo (Virtual Machine) hoặc các công cụ như Wine để chạy OrCAD nhưng hiệu suất không đảm bảo.

Link tải Phần mềm OrCAD

 

phần mềm orcad

Screenshot via orcad.com

 

4. Phần mềm KiCad – Phần mềm thiết kế mạch điện tử miễn phí

 

KiCad là một phần mềm mã nguồn mở dùng để thiết kế mạch điện tử (hay tiếng Anh là PCB – Printed Circuit Board). Nó vừa cho phép người dùng sử dụng nhiều công cụ để thiết kế mà còn có thể kiểm tra các mạch điện tử, từ sơ đồ nguyên lý đến PCB.

Các tính năng chính của KiCad:

  • Schematic Capture (Sơ đồ nguyên lý): Tạo ra sơ đồ nguyên lý của mạch điện tử như linh kiện và kết nối chúng.
  • Bố trí PCB: Sau giao đoạn thiết kế, KiCad cung cấp công cụ để bố trí PCB để kết nối các linh kiện trên bảng mạch theo sơ đồ nguyên lý.
  • Mô phỏng 3D: Cho phép người dùng xem trước bảng mạch dưới dạng 3D để có cái nhìn tổng quan về sản phẩm cuối cùng.
  • Xuất file Gerber: Khác với phần mềm kể trên, KiCad có thể xuất các file Gerber – một loại định dạng chuẩn công nghiệp trong ngành sản xuất mạch in.
  • Quản lý thư viện: Phần mềm vẽ mạch điện tử này cung cấp hệ thống quản lý thư viện linh kiện cực kì phong phú và người dùng có thể quản lý thư viện riêng của mình.
  • Mô phỏng điện tử: KiCad cung cấp một số công cụ mô phỏng để kiểm tra hoạt động trước khi sản xuất.

Hệ điều hành: Kicad hoạt động trên đa nền tảng bao gồm Windows, macOS và Linux tạo thuận lợi cho người dùng.

Link tải Phần mềm KiCad 

 

Screenshot via kicad.org

 

5. Phần mềm Eagle PCB Design – Phần mềm vẽ mạch điện tử

 

Eagle PCB Design là một phần mềm vẽ mạch điện tử phổ biến trong lĩnh vực thiết kế bảng mạch in. Cụ thể, Eagle là viết tắt của Easily Applicable Graphical Layout Editor, được phát triển bởi Autodesk. Phần mềm này thường được sử dụng bởi các kỹ sư điện tử, kỹ sư thiết kế ở nhiều công ty phát triển phần mềm và cứng.

Các tính năng chính của Eagle PCB Design:

  • Trình chỉnh sửa sơ đồ nguyên lý: Cho phép bạn tạo và chỉnh sửa sơ đồ nguyên lý của mạch điện. Ngoài ra, nó cung cấp một thư viện lớn các linh kiện điện tử và có thể kiểm tra các quy tắc điện.
  • Trình chỉnh sửa bố cục PCB: Thiết kế bố cục vật lý của PCB, tự động định tuyến các đường kết nối giữa linh kiện và quản lý các lớp của PCB để dễ dàng thiết kế các mạch nhiều lớp.
  • Trình chỉnh sửa thư viện: Tạo và quản lý thư viện, dễ tuỳ chỉnh linh kiện.
  • Hợp tác và tích hợp: Tích hợp với Fusion 360 và cho phép chia sẻ để nhiều người dùng có thể làm việc cùng một dự án.
  • Khả năng xuất và nhập: Hỗ trợ nhiều định dạng file khác nhau cũng như cho phép xuất các file Gerber.
  • User Language Programs (ULPs) and Scripts: Viết và tuỳ chỉnh scripts một cách tự động hoá.

Hệ điều hành: Eagle có sẵn cho nhiều hệ điều hành như Windows, macOS và Linux.

Link tải Phần mềm Eagle PCB Design 

 

Screenshot via pcbdesignworld.com

 

6. Phần mềm EasyEDA – Trình mô phỏng mạch và thiết kế mạch trực tuyến

 

EasyEDA là một phần mềm trực tuyến để thiết kế bảng mạch in (PCB) và sơ đồ mạch điện tử. Được phát triển bởi công ty JLCPCB, EasyEDA mang đến trải nghiệm dễ dùng so với các phần mềm khác nhờ vào thiết kế để đơn giản giúp quá trình tạo, mô phỏng và sản xuất mạch điện tử trơn tru hơn.

Các tính năng chính của EasyEDA: 

  • Thiết kế sơ đồ nguyên lý: Cung cấp giao diện đồ họa dễ sử dụng để tạo và chỉnh sửa sơ đồ mạch điện, cho phép kiểm tra các quy tắc điện để dễ tìm ra lỗi.
  • Thiết kế PCB: Kiểm tra các quy tắc thiết kế để đảm bảo PCB không có lỗi vật lý, hỗ trợ thiết kế các mạch nhiều lớp.
  • Mô phỏng: Hỗ trợ mô phỏng SPICE để kiểm tra tính chính xác và hiệu suất cũng như phân tích tín hiệu và kiểm tra các tham số của mạch.
  • Sản xuất tích hợp: Nếu sản xuất PCB trực tiếp từ EasyEDA sẽ tích hợp liền mạch với dịch vụ sản xuất của JLCPCB.
  • Đa nền tảng và Cloud-based: Có thể sử dụng trực tuyến hoặc ngoại tuyến, tất cả các dự án được lưu trữ trên đám mây.
  • Giao diện thân thiện với người dùng: Dễ dàng cho cả người mới bắt đầu và người dùng chuyên nghiệp. Phần mềm còn hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ.

Hệ điều hành: EasyEDA hỗ trợ Windows, macOS, và Linux, có thể sử dụng qua trình duyệt web hoặc ứng dụng ngoại tuyến.

Link tải Phần mềm EasyEDA 

 

Screenshot via easyeda.com

 

>> Xem thêm:

 

Kết

 

Trên là top những phần mềm thiết kế mạch điện tử và cách tải chi tiết dành cho bạn. Nếu muốn tìm hiểu thêm về chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Đại học FPT, bạn có thể liên hệ ngay Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *