Bước vào thế giới vi mô đầy tiềm năng, nơi những con chip nhỏ bé kiến tạo nên sức mạnh của công nghệ số. Thiết kế vi mạch bán dẫn là chuyên ngành mang đến cho bạn cơ hội trở thành kỹ sư thiết kế vi mạch tài ba, góp phần tạo nên những thiết bị điện tử thông minh như ô tô tự lái, định hình cuộc sống hiện đại.
Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn
-
Tổng quan về ngành
-
Cơ hội nghề nghiệp
-
Khác biệt tại Đại học FPT
-
Chương trình đào tạo
-
Học phí
Tiềm năng ngành nghề
Tiềm năng toàn cầu của ngành Vi mạch bán dẫn
Ngành vi mạch bán dẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, với dự báo giá trị thị trường từ 573 tỷ USD năm 2022 tăng lên khoảng 1,3 ngàn tỷ USD vào năm 2029. Sự bùng nổ của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), và các ứng dụng điện tử tiêu dùng đang thúc đẩy nhu cầu ngày càng cao về vi mạch bán dẫn.
Vai trò của Việt Nam trong ngành Vi mạch bán dẫn toàn cầu
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Quốc gia đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực này với mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất vi mạch ở khu vực Đông Nam Á. Sự hiện diện của các công ty như FPT cùng với các đối tác quốc tế tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Như vậy, tiềm năng của ngành vi mạch bán dẫn không chỉ hiện hữu trên phạm vi toàn cầu mà còn được khẳng định rõ rệt tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và người lao động trong tương lai.
Tố chất để thành công
Kỹ năng chuyên môn
Thông thạo các ngôn ngữ lập trình: Sử dụng thành thạo C/C++, Python, Matlab/Simulink, VeriLog, VHDL, và các ngôn ngữ lập trình kỹ thuật khác.
Tiềm năng cá nhân
- Đam mê công nghệ và kỹ thuật: Luôn khao khát tìm tòi, học hỏi các công nghệ mới.
- Tỉ mỉ, kiên nhẫn, chịu khó: Chăm chỉ trong việc phân tích, lập trình và kiểm tra hệ thống.
- Sáng tạo và chịu đựng áp lực cao: Khả năng tư duy sáng tạo, phát triển giải pháp dưới áp lực công việc lớn.
Kỹ năng mềm
Linh hoạt trong việc đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau và thực hiện nhiều nhiệm vụ đồng thời trong ngành.
Chương trình đào tạo đặc sắc và vượt trội
Chương trình chuẩn
Chương trình đào tạo kỹ thuật điện tử tập trung vào thiết kế và phát triển các mạch điện tử nhỏ gọn, được tích hợp vào bộ vi xử lý, FPGA, GPU và vi điều khiển. Các vi mạch này ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ máy tính, điện thoại thông minh đến thiết bị y tế và ô tô. Đặc biệt, chương trình giảng dạy trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển các module thông minh hỗ trợ thiết kế vi mạch, giúp sinh viên tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Định hướng chuyên sâu qua tổ hợp môn
Chương trình Advanced Packaging Design with CR-8000 và Low-Power IC Design: Techniques and Best Practices mang đến cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và thực tiễn, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong ngành vi mạch.
Chương trình tích hợp liên ngành
Kết hợp giữa kỹ thuật phần mềm, AI, và công nghệ ô tô, chương trình tạo ra các chức năng an toàn và hệ thống thông minh trong ô tô, với việc áp dụng AI tạo sinh. Đây chính là điểm khác biệt nổi bật của Trường Đại học FPT so với các trường khác.
Liên kết hợp tác đào tạo
Chương trình đào tạo được hỗ trợ bởi các chứng chỉ Coursera về thiết kế vi mạch, cũng như hợp tác với các công ty hàng đầu như Foxconn, Nvidia và các trường đại học quốc tế. Đây là cơ hội quý giá giúp sinh viên mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng.
Kế thừa thế mạnh công nghệ và hệ sinh thái đối tác từ FPT Semiconductor
FPT Semiconductor là công ty thành viên của Tập đoàn FPT, chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế vi mạch, đã chứng minh năng lực tại thị trường trong nước và quốc tế. FPT Semiconductor tập trung vào các dòng sản phẩm chip nguồn và chip IoT, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành vi mạch. Mở ra cơ hội cho sinh viên Trường Đại học FPT từ những ký kết triệu đô.
Môi trường đào tạo giàu trải nghiệm
Đảm bảo sinh viên thông thạo 2 ngoại ngữ tiếng Anh & tiếng Nhật, tăng lợi thế cạnh tranh và tiếp cận cơ hội nghề nghiệp trên toàn cầu. Sinh viên còn có cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học và các dự án thực tiễn, từ đó rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, chương trình On-the-Job Training – Đào tạo trong doanh nghiệp tại các công ty thiết kế vi mạch như FPT và Marvel, nơi sinh viên được làm việc trực tiếp cùng các kỹ sư chuyên nghiệp. Đặc biệt, sinh viên sẽ học tập trong các phòng thí nghiệm tiên tiến, trang bị đầy đủ công nghệ hiện đại.
-
Kỹ sư Thiết kế RTL: Đóng vai trò quan trọng trong phát triển mạch tích hợp kỹ thuật số, bao gồm vi xử lý, vi mạch tích hợp cụ thể (ASICs) và các hệ thống kỹ thuật số phức tạp khác.
-
Kỹ sư Kiểm tra Thiết kế (Design Verification Engineer): Đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và kiểm tra tính đúng đắn của mạch tích hợp và hệ thống kỹ thuật số.
-
Kỹ sư Thiết kế Vật lý (Physical Design Engineer): Chịu trách nhiệm thiết kế chi tiết mạch tích hợp trên chip (IC) từ ý tưởng đến sản phẩm cuối cùng. Công việc bao gồm lập kế hoạch địa vị (floor planning), thiết kế ngắn mạch (logic synthesis), định vị và đồng bộ hóa mạch (placement and routing), cũng như kiểm tra xác thực (verification).
-
Kỹ sư Thiết kế Chức năng Kiểm tra (DFT Engineer): Tích hợp các tính năng kiểm tra vào mạch để dễ dàng thực hiện kiểm tra và chẩn đoán lỗi.
-
Kỹ sư Thiết kế Vi mạch (LSI Engineer): Chịu trách nhiệm thiết kế và xác minh các mạch và hệ thống tích hợp phức tạp, đảm bảo chức năng, độ tin cậy và hiệu suất. Phát triển và triển khai các thông số kỹ thuật kiến trúc cho các mạch tích hợp quy mô lớn.
-
Kỹ sư Thiết kế Layout IC: Chuyển đổi thiết kế điện thành thiết kế mask layout để chế tạo chip, chịu trách nhiệm về biểu diễn vật lý của chip.
Nơi làm việc của Kỹ sư Thiết kế Vi mạch
- Công ty sản xuất chip: TSMC, Intel, Samsung, …
- Công ty thiết kế chip: Qualcomm, ARM, …
- Công ty điện tử tiêu dùng: Apple, Samsung, Sony, …
- Công ty ô tô: Tesla, Toyota, …
- Công ty khởi nghiệp: Các công ty trong lĩnh vực AI, IoT, …
Ngoại ngữ
Sinh viên học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có thể có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài. Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật.
Chương trình đào tạo
Kế thừa thế mạnh công nghệ từ Tập đoàn FPT
Trường Đại học FPT cùng Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT đã thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt tại Việt Nam. Sinh viên sẽ được học tập và thực hành trong các phòng thí nghiệm tiên tiến, được trang bị đầy đủ các công cụ và thiết bị thiết kế vi mạch hiện đại nhất.
Thông qua các dự án hợp tác trong Tập đoàn FPT và các công ty công nghệ lớn, sinh viên có cơ hội tiếp cận và làm việc với những công nghệ mới nhất trong ngành thiết kế vi mạch.
Phát triển toàn diện
Với giáo trình chuẩn quốc tế và môi trường học tập chú trọng phát triển cá nhân, đa dạng cơ hội trải nghiệm quốc tế và chương trình đào tạo trong doanh nghiệp, Trường Đại học FPT cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Vi mạch Bán dẫn kiến thức toàn diện và kỹ năng cần thiết để thành công trong thế giới công nghệ ngày nay.
Đồng thời, sinh viên được rèn luyện kỹ năng mềm và ngoại ngữ thông qua hàng trăm hoạt động học thuật, văn – thể – mỹ hàng năm, các môn học kỹ năng mềm trong chương trình chính khóa và thành thạo sử dụng hai ngoại ngữ trong học tập và phát triển công việc.
Học cùng chuyên gia và doanh nghiệp đồng hành
Đội ngũ giảng viên không chỉ là những nhà khoa học, kỹ sư có trình độ cao mà còn có kinh nghiệm thực tiễn dày dặn trong ngành. Ngoài ra, Trường Đại học FPT lên kế hoạch hợp tác với nhiều trường đại học tại Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo. Đây là hai trong bốn thị trường dẫn đầu về chip và bán dẫn toàn cầu, gồm: Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc.
Học kỳ OJT từ năm thứ 3
Năm thứ 3, sinh viên tham dự học kỳ OJT – Thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên được làm việc thực tế tại hơn 300 doanh nghiệp đối tác của Tập đoàn FPT trên toàn thế giới, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành.
Phương pháp học tập
Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
Chương trình học của chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn cụ thể theo từng kỳ học như sau:
Học kỳ | Học phần | Số tín chỉ |
0 | Định hướng và Rèn luyện tập trung, Giáo dục thể chất 1, Tiếng Anh chuẩn bị Nhạc cụ truyền thống, |
5 |
1 | Nhập môn thiết bị bán dẫn, Cơ sở lập trình, Toán cho ngành kỹ thuật, Kiến trúc và tổ chức máy tính, Kỹ năng học tập đại học [MOOC], Giáo dục thể chất 2, |
17 |
2 | Kỹ thuật mạch, Hệ điều hành, Toán rời rạc, Mạng máy tính, Kỹ năng giao tiếp và cộng tác, Giáo dục thể chất 3, |
17 |
3 | Kỹ thuật số, Lập trình vi điều khiển, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật với C++, Xác suất thống kê, Ngoại ngữ 2: Hán ngữ sơ cấp 1, |
15 |
4 | Lý thuyết trường điện từ và siêu cao tần, Kỹ thuật đo lường và điều khiển, Lập trình FPGA, Dự án thiết kế mạch, Ngoại ngữ 2: Hán ngữ sơ cấp 2, |
15 |
5 | Nhập môn thiết kế vi mạch, Linux và Mã nguồn mở, Xử lý tín hiệu số, Hệ thống truyền thông, Nhập môn kĩ thuật phần mềm, |
15 |
6 | Đào tạo trong môi trường thực tế, Quản trị dự án, |
13 |
7 | Thiết kế mạch tích hợp số, Thiết kế mạch tích hợp tương tự, Lý thuyết mô phỏng IC, Trải nghiệm khởi nghiệp 1, Kỹ năng viết học thuật [MOOC], |
15 |
8 | Tối ưu hoá và tổng hợp IC, Thiết kế mạch tích hợp tín hiệu hỗn hợp, Dự án thiết kế IC, Trải nghiệm khởi nghiệp 2, Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, |
17 |
9 | Đồ án tốt nghiệp, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản VN |
16 |
Sinh viên học chuyên ngành THIẾT KẾ VI MẠCH BÁN DẪN khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân Công nghệ thông tin hệ Đại học chính quy, do Đại học FPT cấp.