Đại học FPT Cần Thơ

Thầy Nguyễn Khắc Bình Tân: Nhạc cụ dân tộc là tâm hồn của người Việt

26 Tháng tám, 2022 Không có bình luận

Môn nhạc cụ dân tộc được xem là món đặc sản của FPTU, môn học giúp sinh viên biết và hiểu rõ hơn nguồn gốc nghệ thuật của nước nhà. Tại xứ sở Hovilo có một người thầy luôn tận tâm với sinh viên trong từng bài giảng, từng kỹ thuật Đàn Tranh. Thầy Nguyễn Khắc Bình Tân được sinh viên biết đến với phong cách gần gũi, chân thành và thấu hiểu sinh viên. Vì lẽ đó không một ai từng học Môn đàn Tranh của thầy mà không bị ấn tượng bởi người thầy ấy.

Cơ duyên nào đã mang thầy đến với nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh?

Có lẽ là từ thuở bé và bắt đầu từ hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện cổ tích như: Đàn kêu tích tịch tình tang, Ai mang công chúa dưới hang trở về?,… Cũng chính tiếng đàn lúc nhặt lúc khoan đầy nhân hậu khoan dung của Thạch Sanh đã cảm hóa được 18 đạo quân các nước chư hầu khiến cho họ phải lui quân, đất nước trở lại thái bình nhân dân được no ấm; rồi là chuyện “Tiếng sáo của Trương Chi”, “Sự tích Đàn Bầu”… (rất thú vị phải không nè). Sau này thì Thầy thường nghe các nhạc cụ dân tộc qua Radio, TV …và tìm thấy vẻ đẹp của bộ môn nghệ thuật này – đó là vẻ đẹp của Tâm hồn người Việt.

 

 

Theo thầy, đâu là lí do FPT đưa nhạc cụ dân tộc thành một môn học bắt buộc?

ĐH FPT đưa nhạc cụ dân tộc trở thành môn học bắt buộc (cùng với môn Vovinam)  nhằm thông qua môn học giáo dục Sinh viên về Tinh thần dân tộc và Lòng yêu nước. Đây chính là Di sản quý báu của ông cha ta truyền lại cho chúng ta mà mỗi chúng ta có nghĩa vụ phải gìn giữ bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.  
 
 
Niềm tự hào nhất với thầy ở môn nghệ thuật dân tộc này là gì?

Đó là, Có thể nói lên Tâm hồn của người Việt Nam. Đó là, Bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Đó là, Di sản của ông cha, là tinh hoa nghìn năm truyền lại.  

 

Như thế nào để một bạn SV không có năng khiếu về âm nhạc có thể học tốt môn nhạc cụ dân tộc?
 Thầy xin được chia sẻ cùng tất cả các bạn Sinh viên Trường F chúng ta một bí mật nho nhỏ: Tất cả mọi người đều có thể học tốt môn Nhạc cụ Dân tộc mà không cần một điều kiện tiên quyết nào. Điều cần thiết nhất cho mỗi bạn Sinh viên khi đến với bộ môn này là  Tình yêu Nhạc cụ Dân tộc thực thụ và Nghị lực vượt qua chính mình. Trong nghệ thuật “năng khiếu” chiếm 1% thành công, mặc dù yếu tố “năng khiếu thiên bẩm” đó thậm chí góp phần quan trọng quyết định một Thiên tài; nhưng 99% còn lại là sự nỗ lực ý chí của bản thân để vượt qua hết thảy mọi khó khăn thử thách trong quá trình học tập rèn luyện. Thầy cũng chia sẻ thêm cùng các bạn rằng: “Tất cả đều là sự tích lũy nhân duyên, khi tích lũy nhân duyên đầy đủ thì sẽ đơm hoa kết trái. Ở một cách hiểu khác có thể nói năng khiếu cũng chính là sự tích lũy đã được hiện bày, đã được trổ hoa.  
 
Xin cảm ơn những chia sẽ từ thầy, cũng hy vọng rằng trong tương lai thầy sẽ có thật nhiều sức khỏe để giữ vững ngọn lửa đam mê của mình và tiếp tục truyền lại cho thế hệ sinh viên kế tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *