Ngành Tài chính: Là gì, học gì, cơ hội việc làm?

Bạn thắc mắc ngành Tài chính là gì? Đừng lo lắng! Đại học FPT Cần Thơ sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.


Nội dung bài viết

1. Ngành Tài chính là gì?

2. Ngành Tài chính học những môn gì?

3. Yếu tố phát triển trong ngành Tài chính là gì?

4. Ngành Tài chính gồm những chuyên ngành nào?

5. Học Tài chính có khó không?

6. Câu hỏi thường gặp về ngành Tài chính

 

Bạn đã bao giờ thắc mắc ngành Tài chính là gì, cũng như cơ hội việc làm của ngành này chưa? Nếu có, thì bạn nên đọc bài viết này. Đại học FPT Cần Thơ sẽ giúp bạn tổng hợp sơ lược những điều cần biết về ngành Tài chính. Khám phá ngay!

 

ngành tài chính là gì

 

Ngành Tài chính là gì?

 

Ngành Tài chính (tiếng Anh: Finance) là ngành học nghiên cứu về cách thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính. Mục tiêu của ngành Tài chính là tối đa hóa lợi nhuận hoặc hiệu quả sử dụng nguồn lực của các chủ thể kinh tế.

 

Ngành Tài chính học những môn gì?


Ngành Tài chính bao gồm các môn học như:

  • Các môn cơ sở: Toán cao cấp, thống kê, xác suất, kinh tế học vĩ mô, vi mô.
  • Kế toán: Hiểu rõ về các báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Quản trị tài chính: Nghiên cứu về các quyết định đầu tư, tài trợ, quản lý vốn lưu động.
  • Phân tích đầu tư: Đánh giá các cơ hội đầu tư, xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả.
  • Tài chính quốc tế: Nghiên cứu về thị trường tài chính toàn cầu, tỷ giá hối đoái, đầu tư nước ngoài.
  • Các môn học khác: Thống kê, toán tài chính, luật kinh doanh,...

 

 

Yếu tố phát triển trong ngành Tài chính là gì?

 

Bên cạnh Tài chính là gì, yếu tố phát triển trong ngành ắt hẳn là thắc mắc của nhiều bạn. Dưới đây là yếu tố cần về bằng cấp và kỹ năng để thành công trong ngành.

 

Yếu tố về bằng cấp

 

Bằng cấp chuyên ngành trong Tài chính hoặc lĩnh vực liên quan như Kế toán, Tài chính, Quản lý Tài sản, hoặc Phân tích Tài chính là một yếu tố quan trọng để chứng minh năng lực của nhân sự ngành Tài chính.

 

Các bằng cấp phổ biến bao gồm Cử nhân Tài chính (Bachelor of Finance) và Thạc sĩ Kinh tế (MBA: Master of Business Administration).


Ngoài ra, các chứng chỉ và khóa đào tạo cũng hữu ích trong việc khẳng định khả năng chuyên môn. Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst), Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) hay CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) là một trong những chứng chỉ phổ.

 

>> Xem thêm:

 

 

Yếu tố về kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích: Kỹ năng phân tích dữ liệu và nắm vững các phần mềm phân tích dữ liệu tài chính như Microsoft Excel, Bloomberg, và ngôn ngữ lập trình thống kê như R hoặc Python là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả, đặc biệt với các vai trò như quản lý và tư vấn, là cần thiết. Các chuyên gia tài chính cần có khả năng giải thích một cách dễ hiểu về tình hình tài chính cho khách hàng và đồng nghiệp.
  • Kiến thức về công nghệ: Trong tương lai, các công ty Tài chính sẽ chuyển đổi số hóa nhiều quy trình và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý danh mục đầu tư và dự đoán thị trường. Vì thế, hiểu biết về công nghệ sẽ là lợi thế của nhân sự ngành này.
  • Kiến thức về quy định và chính sách: Hiểu biết về quy định và chính sách tài chính của doanh nghiệp là yếu tố phải có, đặc biệt đối với các vai trò liên quan đến quản lý rủi ro.

 

Ngành Tài chính gồm những chuyên ngành nào?

 

Ngành Tài chính là một ngành học rộng lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành có những đặc điểm và cơ hội việc làm riêng.

 

>> Xem thêm: Kiến thức Tài chính cơ bản

 

Các chuyên ngành Tài chính phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Tài chính doanh nghiệp: Chuyên ngành này đào tạo sinh viên về cách thức các doanh nghiệp huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Tài chính ngân hàng: Chuyên ngành này đào tạo sinh viên về cách thức các ngân hàng và tổ chức tài chính khác huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính để cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng.
  • Tài chính công: Chuyên ngành này đào tạo sinh viên về cách thức các cơ quan nhà nước huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
  • Tài chính quốc tế: Chuyên ngành này đào tạo sinh viên về cách thức các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  • Tài chính bảo hiểm: Chuyên ngành này đào tạo sinh viên về cách thức các doanh nghiệp bảo hiểm huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng.

 

Ngoài ra, còn có một số chuyên ngành Tài chính khác như Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương, Định giá tài sản hay Đầu tư tài chính.

 

>> Xem thêm: Khác nhau giữa Tài chính ngân hàng và Tài chính doanh nghiệp

 

học tài chính có khó không

 

Học Tài chính có khó không?

 

Học tài chính không quá khó nếu bạn có sự kiên trì và phương pháp học tập phù hợp. Mức độ khó sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực tài chính bạn muốn tìm hiểu, từ quản lý tài chính cá nhân đến đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, với những kiến thức cơ bản và các nguồn học liệu phong phú hiện nay, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu học hỏi về tài chính.

 

Câu hỏi thường gặp về ngành Tài chính

 

Để bạn hiểu rõ hơn về ngành Tài chính là gì, phần này sẽ giải đáp 6 câu hỏi thường gặp nhất, được tổng hợp từ thắc mắc của các thí sinh chọn ngành qua các năm.

 

1. Ngành Tài chính tiếng Anh là gì?

 

Finance là thuật ngữ tiếng Anh chỉ ngành Tài chính - ngành nghiên cứu về tiền tệ, vốn, đầu tư và quản lý tài sản.

 

2. Học Tài chính ra làm gì?

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính có thể làm việc tại các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, hoặc các bộ phận tài chính của doanh nghiệp. Các vị trí phổ biến bao gồm: 

  • Nhà phân tích tài chính
  • Chuyên viên tư vấn tài chính
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư thị trường chứng khoán
  • Chuyên viên quản lý rủi ro
  • Kế toán
  • Kiểm toán
  • Quản lý quỹ
  • Chuyên viên bảo hiểm
  • Chuyên viên quầy giao dịch
 

>> Xem thêm: Học Tài chính ra làm gì? 10 công việc phổ biến

 

việc làm ngành tài chính là gì

 

3. Lương trung bình ngành Tài chính bao nhiêu? 


Mức lương ngành Tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, quy mô công ty và quốc gia. Nhìn chung, mức lương ngành Tài chính dao động ở khoảng từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Con số có thể lên đến 2000 USD/tháng với các vị trí đặc thù như kiểm toán.

 

4. Học ngành Tài chính nên du học nước nào?

 

Một số quốc gia nổi tiếng về chương trình đào tạo Tài chính như Mỹ, Anh, Úc, Singapore, và Thụy Sĩ.

 

5. Ngành Tài chính học trường nào?

 

Đại học FPT chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho học sinh muốn theo học ngành Tài chính. Với chương trình đào tạo Tài chính chất lượng cao, kết hợp song ngữ Anh - Trung, bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, sẵn sàng chinh phục những thử thách trong thị trường tài chính đầy cạnh tranh.


Tại sao nên chọn Đại học FPT?

  • Học song ngữ Anh - Trung: Mở ra cơ hội việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Cơ hội trải nghiệm nước ngoài từ năm 2: Trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Thực tập tại doanh nghiệp từ năm 3: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc.
  • Tham gia các cuộc thi kinh doanh: Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.


Đại học FPT không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn tạo điều kiện để bạn phát triển toàn diện. Với môi trường học tập năng động, hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được trang bị những hành trang cần thiết để trở thành một chuyên gia tài chính thành công trong tương lai.

 

Lời kết

 

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ngành Tài chính là gì và sự quan trọng của nó trong kinh tế và doanh nghiệp.

 

Nếu bạn quyết định theo đuổi ngành Tài chính, Đại học FPT Cần Thơ sẽ là một nơi uy tín. Bạn có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây để biết thêm thông tin về chuyên ngành Tài chính.

 

 

Triều Tiên

Tin tức Liên quan