Đại học FPT Cần Thơ

Táo Quân và nét đẹp văn hóa Việt Nam

Những phong tục tập quán của người Việt ta đều được kể lại bằng những câu chuyện cổ tích vô cùng hấp dẫn, từ đó hình thành nên những văn hóa mà được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Hôm nay, nhân dịp tết đến xuân về, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngày tết 23 tháng chạp và những nguồn gốc của ngày tết này có thể bạn cũng đang thắc mắc đấy.

 

 

Tết Ông Táo bắt nguồn từ đâu?
Mỗi năm cứ đến ngày 23 tháng chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những măm cổ thật hoành tráng và tươm tất để tiễn Ông Táo về trời. Vậy có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng, tại sao lại có tết Ông Táo và tại sao ông bà, cha mẹ bạn lại phải chuẩn bị thật chu đáo vào ngày đó chưa.

 

 

Trong sách Phong tục thờ cúng của người Việt có ghi Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Quốc nhưng dần dà được du nhập vào Việt Nam lúc bấy giờ và được chuyển hóa thành sự tích Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp Núc. Ba vị thần này được phái xuồng trần gian để trong theo dõi và ghi chép lại tất cả những việc làm cả thiện lẫn ác của gia chủ.

Cúng Ông Táo quan trọng như thế nào đối với người dân Việt Nam.
Người ta tin rằng,Tết Ông Táo thì Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời, báo cáo những việc đã qua trong năm cho Ngọc Hoàng, vì thế chuẩn bị lễ cúng, dọn dẹp bàn thờthơ và thả cá chép là phong tục không thể thiếu của người Việt chúng ta. Chuẩn bị lễ cúng thật long trọng là để cầu mong cho Táo Quân khi về trời sẽ nói tốt về gia đình mình và cầu mong một năm mới được ban thật nhiều tài lộc cũng như bình an đến cho những thành viên trong gia đình. Không những vậy, Táo Quân còn giúp gia chủ xua đuổi ma quỷ, và những đềm xui, rủi, giữ cho gia đình luôn bình yên và hạnh phúc. Đến ngày 30 tháng Chạp, Táo Quân quay trở về trần gian tiếp tục giữ ấm bếp lửa và cùng gia đình đón chào năm mới với những mong cầu tốt đẹp.

 

Tết ông táo : Cá chép hóa rồng
Tại sao chúng ta lại chọn thả cá chép mà không phải là loài cá nào khác. Bởi vì, trong truyền thuyết có câu truyện về cá chép vượt vũ môn và hóa thành rồng bay lên trời. Chính vì thế, chỉ có cá chép mới có thể cùng ông Táo bay về trời mà không phải là loại cá nào khác. Cá chép còn tượng trưng cho sự phát triển và thăng tiến, điều nay đặc trưng cho cầu mong một năm mới phát triển và thành đạt hơn của người Việt chúng ta. Bởi vì thế, việc thả cá chép trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là việc không thể thiếu, để chuẩn bị cho ông Táo kịp về trời.

 

Tuy cuộc sống ngày càng hiện đại và con người trở nên tất bật hơn bao giờ hết nhưng những nét đẹp văn hóa chắc chắn vẫn sẽ được lưu truyền qua năm tháng. Tết ông Táo cũng là một ngày nhắc nhở mọi người, đặt biệt là giới trẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam.

 

Thiên Nhi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *