Sinh Viên FPTU Cần Thơ Trải Nghiệm Học Nhạc Cụ Dân Tộc

Đại học FPT là ngôi trường tiên phong trong việc đưa nhạc cụ dân tộc vào chương trình đào tạo cho sinh viên với khát vọng lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa Việt. Từ đó, tiếng đàn Tranh-Nhị-Nguyệt-Bầu-Sáo-Tỳ trở thành “đặc sản” làm nên thương hiệu của ngôi trường này. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của sinh viên Đại học FPT Cần Thơ về trải nghiệm đáng nhớ này nhé!


“Theo mình thấy thì trải nghiệm học nhạc cụ dân tộc ở trường mình rất thú vị, cụ thể là môn sáo trúc. Mang đến cho mình nhiều niềm vui và những trải nghiệm mới, mình còn quen được thêm nhiều bạn bè nửa.” - Bạn Minh Triết chia sẻ.

 


“Mình thấy thú vị lắm, thay vì ngồi căng óc ra giải toán hoặc là suy nghĩ chiến lược Marketing thì học nhạc cụ theo khuôn có sẵn hết rồi chỉ cần làm theo là được. Đến lớp thì thoải mái, không áp lực thi cử hay kiểm tra gì hết.” - Bạn Tiểu Vy chia sẻ.

 



“Học nhạc cụ dân tộc, nó lạ, mà nó vui dữ lắm. Ngoài thời gian “chạy deadline sấp mặt” trên lớp thì đây là một trải nghiệm thú vị. Được biết thêm nhạc cụ mới, đàn được mấy bài tằng tắng tằng ra trò, thì còn được “ra oai” với mấy đứa xung quanh là: “Tao biết đàn đàn tranh nè ghê hôn”. - Bạn Hồng Ái chia sẻ.

 



“Thầy cô chỉ dạy tụi mình rất tận tình làm mình thấy thoải mái khi học chứ không còn thấy khó nữa, đây sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ mà chỉ sinh viên FPT mới có được”. - Bạn Phương Nhi chia sẻ.

 



“Tụi mình may mắn là khóa đầu tiên của lớp đàn tranh nên được thầy thương lắm, thầy giảng bài cũng dễ hiểu nữa. Học xong là tự tin biểu diễn mấy bài cơ bản luôn.” - Bạn Gia Kim chia sẻ.

 

 




Học Nhạc cụ dân tộc là một hình thức gìn giữ những bản sắc văn hóa dân tộc. Khi học tập, chúng ta sẽ hiểu thêm về văn hóa của đất nước và những ý nghĩa sâu sắc của từng loại nhạc cụ. Tại Đại học FPT Cần Thơ, sinh viên sẽ được trải nghiệm nét văn hóa này nhằm nuôi dưỡng tình yêu với cốt hồn dân tộc. Đây cũng chính cách mà FPT Edu góp phần bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống.  

 

Hải Yến

Tin tức Liên quan