Đại học FPT Cần Thơ

Sinh viên Đại học FPT Cần Thơ góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường biển

Nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông Trường Đại học FPT Cần Thơ vừa tổ chức Triển lãm nghệ thuật và công nghệ với chủ đề “Vẫy Vùng”. Triển lãm thu hút khách tham quan từ cán bộ giáo viên, sinh viên Đại học FPT Cần Thơ và những khách bên ngoài quan tâm đến buổi triển lãm.

 

Buổi triển lãm là một không gian nghệ thuật độc đáo về đại dương với nhiều hoạt động tương tác thú vị như trưng bày các tác phẩm nghệ thuật dưới nhiều hình thức được tích hợp công nghệ AR và chip NFC để trải nghiệm trọn vẹn về cả nghe – nhìn, tìm hiểu các thông tin về môi trường và sinh vật biển, chụp ảnh check-in trong không gian nghệ thuật độc đáo và nhận những phần quà từ ban tổ chức.


Nhóm sinh viên chuyên ngành Truyền thông – Trường Đại học FPT Cần Thơ thực hiện Triển lãm nghệ thuật và công nghệ với chủ đề “Vẫy Vùng”.

 

Buổi triển lãm là một không gian nghệ thuật độc đáo về đại dương với nhiều hoạt động tương tác thú vị.
Buổi triển lãm là một không gian nghệ thuật độc đáo về đại dương với nhiều hoạt động tương tác thú vị.

Bạn Phan Lê Kim Ngọc – Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện Trường Đại học FPT Cần Thơ chia sẻ sau khi tham quan triển lãm, bản thân nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.
Bạn Phan Lê Kim Ngọc – Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện Trường Đại học FPT Cần Thơ chia sẻ sau khi tham quan triển lãm, bản thân nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.

 

Triển lãm được phát triển theo công nghệ thực tế ảo, khi các bạn đến triển lãm các bạn thực hiện quét mã QR code và sẽ dẫn các bạn tới một mô hình con vật đó ở trong tranh dưới dạng 3D.
Triển lãm được phát triển theo công nghệ thực tế ảo, khi các bạn đến triển lãm các bạn thực hiện quét mã QR code và sẽ dẫn các bạn tới một mô hình con vật đó ở trong tranh dưới dạng 3D.

Triển lãm thu hút rất đông cán bộ, giáo viên và sinh viên đến tham quan.
Triển lãm thu hút rất đông cán bộ, giáo viên và sinh viên đến tham quan.

Tuyên truyền bảo vệ môi trường biển bằng hình ảnh trực quan.
Tuyên truyền bảo vệ môi trường biển bằng hình ảnh trực quan.

Triển lãm nghệ thuật và công nghệ “Vẫy Vùng” là đồ án tốt nghiệp của nhóm sinh viên Truyền thông  dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hồng Kel – Giảng viên Truyền thông đa phương tiện Trường Đại học FPT Cần Thơ. Với ý tưởng ban đầu là tình yêu dành cho đại dương mênh mông và mối quan tâm bảo vệ môi trường biển, nhóm đã phát triển dự án Vẫy Vùng nhằm mang đến cho cộng đồng thật nhiều góc nhìn chân thật và những trải nghiệm đặc biệt, thông qua những mảng nghệ thuật sáng – tối đan xen trong lòng đại dương, từ đó lan toả thông điệp hạn chế sử dụng rác thải nhựa và bảo vệ sinh vật, môi trường biển.

Các tác phẩm nghệ thuật dưới nhiều hình thức được tích hợp công nghệ AR và chip NFC để trải nghiệm trọn vẹn về cả nghe - nhìn, tìm hiểu các thông tin về môi trường và sinh vật biển.
Các tác phẩm nghệ thuật dưới nhiều hình thức được tích hợp công nghệ AR và chip NFC để trải nghiệm trọn vẹn về cả nghe – nhìn, tìm hiểu các thông tin về môi trường và sinh vật biển.

Phụ huynh tham gia trải nghiệm triển lãm cùng sinh viên.
Phụ huynh tham gia trải nghiệm triển lãm cùng sinh viên.

Các bạn sinh viên Trường Đại học FPT Cần Thơ cùng nhau tuyên truyền bảo vệ môi trường biển.
Các bạn sinh viên Trường Đại học FPT Cần Thơ cùng nhau tuyên truyền bảo vệ môi trường biển.

 

Empty

Bạn Huỳnh Hải Đăng – Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện Trường Đại học FPT Cần Thơ, Trưởng nhóm Dự án triển lãm “Vẫy Vùng” chia sẻ: “Khi thực hiện triển lãm “Vẫy Vùng” nhóm mong muốn lan tỏa thông điệp cũng như là nâng cao nhận thức của các bạn trẻ về việc bảo vệ môi trường biển. Cụ thể đây là bảo vệ môi trường biển khỏi rác thải nhựa, bởi vì hàng ngày con người sản sinh ra rất nhiều nhựa, vì vậy chúng ta hãy có những hành động cụ thể hơn để thay thế những vật dụng bằng nhựa, bằng những vật dụng có chức năng tương đương nhưng nó góp phần bảo vệ môi trường. Đến với triển lãm các bạn sẽ có trải nghiệm mới lạ, độc đáo hơn. Triển lãm được phát triển theo công nghệ thực tế ảo, khi các bạn đến triển lãm các bạn thực hiện quét mã QR code và sẽ dẫn các bạn tới một mô hình con vật đó ở trong tranh dưới dạng 3D. Khi các bạn tham gia trải nghiệm này sẽ rất kích thích vì thấy được các con vật như thật. Các bạn sẽ được nâng cao kiến thức hơn về bảo vệ môi trường biển.”

 

Empty

Bạn Nguyễn Thị Hải Yến – Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện Trường Đại học FPT Cần Thơ cho biết: “Khi mình đến với triển lãm thì đầu tiên là mình cảm giác rất thoải mái, mình đi xem những tác phẩm và được các bạn tác hỗ trợ rất nhiệt tình. Đây là lần đầu tiếp xúc với công nghệ và đặc biệt là mình cảm thấy rất vui, phấn khởi khi thấy các bạn sinh viên của Trường bây giờ giỏi như vậy. Có thể tổ chức được một triển lãm tương đối lớn và có đầy đủ tất cả những trải nghiệm cho khách đến tham quan. Và mình cảm thấy rất tự hào vì người trẻ Cần Thơ bây giờ mình rất là quan tâm đến những vấn đề về môi trường đặc biệt là môi trường biển, mặc dù là mình không có ở gần khu vực biển.”

 

Empty

“Sau khi tham quan triển lãm, bản thân mình nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng. Triển lãm nghệ thuật “Vẫy Vùng” đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh các sinh vật biển đáng báo động. Rác thải, chai nhựa, nilon,… đang từng ngày từng ngày đe doạ sự an toàn của các sinh vật biển. Triển lãm của các anh chị sinh viên FPT Cần Thơ là hoạt động vô cùng ý nghĩa. Qua đó, chúng ta sẽ ý thức được việc bảo vệ môi trường, trân trọng những gì mẹ thiên nhiên đã dành cho loài người. Hãy cùng nhau bắt đầu bảo vệ hệ sinh thái bằng hành động nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày. Mình hy vọng tất cả chúng ta hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để xây dựng một xã hội tươi mới và trong lành.” Bạn Phan Lê Kim Ngọc – Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện Trường Đại học FPT Cần Thơ chia sẻ.

 

Theo Tạp chí Gia đình Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *