Sinh viên CNTT Đại học FPT trải nghiệm và thử sức tại các cuộc thi quy mô lớn

Tại hệ thống giáo dục FPT có rất nhiều cơ hội để thử thách và thể hiện năng lực của sinh viên thông qua các cuộc thi, đặc biệt là sinh viên khối ngành Công nghệ thông tin ở Đại học FPT. Bài viết này sẽ tổng hợp các cuộc thi quy mô lớn trong hệ thống giáo dục FPT, cùng những chia sẻ của sinh viên khối ngành CNTT đã từng tham gia cuộc thi.

●    FPT Edu Research Festival (ResFes)
FPT Edu Research Festival (ResFes) dành cho học viên, học sinh sinh viên toàn FPT Edu. Cuộc thi là nơi trao đổi và chia sẻ kiến thức về khoa học công nghệ, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ… giữa các học viên, học sinh sinh viên FPT Edu với các trường đại học khu vực TP. HCM và sinh viên một số trường đại học quốc tế.

 

Có thể là hình ảnh về 16 người

Sinh viên CNTT Đại học FPT Cần Thơ tham dự FPT Edu ResFes 2020


Đây là cuộc thi đầu tiên được FPT Edu tổ chức dành cho cả 4 lĩnh vực Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ và Thiết kế đồ hoạ tương đương với 4 tiểu ban chuyên môn. Thí sinh tham gia dự thi sẽ trải qua 2 vòng: Vòng Sơ loại và Vòng Chung kết. Vòng Sơ loại là vòng thẩm định các đề cương nghiên cứu hoặc bản mô tả sản phẩm và bản demo sản phẩm của học sinh sinh viên FPT Edu. Tại vòng thi này, hội đồng chuyên môn sẽ tiếp nhận các đề án được gửi lên và lựa chọn ra 8 đội ở mỗi khối ngành có đề án xuất sắc nhất lọt vào vòng Chung kết để cùng tranh tài với các đội thi đến từ các đơn vị khác. Các đội được chọn vào vòng chung kết sẽ chuẩn bị poster thuyết minh cho sản phẩm, đồng thời thi thuyết trình bảo vệ sản phẩm trước hội đồng chuyên môn.

 

Có thể là hình ảnh về 27 người và mọi người đang đứng

 


●    FPT Edu Hackathon
FPT Edu Hackathon là cuộc thi lập trình dành cho học sinh, sinh viên, học viên của toàn Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu) trên mọi miền đất nước, được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng của thế giới. Thách thức của cuộc thi nằm ở việc các thí sinh phải phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, độ sáng tạo và tính hoàn thiện của ứng dụng, nhằm giải bài toán được cuộc thi đặt ra.

 

 

Có thể là hình ảnh về 9 người và mọi người đang cười

 


Cuộc thi trải qua 3 vòng gồm: vòng lọc ý tưởng, vòng sơ kết và vòng chung kết và được chia làm hai bảng đấu: Bảng A dành cho sinh viên, học viên của Trường Đại học FPT, Đại học Greenwich (Việt Nam), Đại học Swinburne (Việt Nam); Bảng B dành cho học sinh, sinh viên thuộc FPT Aptech, FPT Arena, FPT Jecking, Cao đẳng Quốc tế BTEC, Cao đẳng FPT Polytechnic, Phổ thông FPT.


Những chia sẻ của sinh viên CNTT tham gia cuộc thi
Lê Thành Nhân, sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT Cần Thơ, đến từ đội 3N1X, đã xuất sắc giành được giải nhất cuộc thi FPT Edu Hackathon 2019 với ý tưởng sản phẩm “Hệ thống nhận diện và quản lý vùng bệnh trong chăn nuôi”, đã có những chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc thi: “Trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc thi đó là cảm giác được gọi tên. Lúc đó khí trời Hà Nội đã lạnh, cộng thêm việc hồi hộp khi nghe Mc đọc kết quả. Mình cảm giác như tay chân mình âm độ. VÀ khi nghe tên mình thì lúc ấy cả nhóm chỉ biết tủm tỉm cười thôi, vui mà phải kìm lại đợi hết chương trình trao giải mới gọi cho thầy Đa (mentor) khoe giải.”

 

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và mọi người trên sân khấu

 


Nhân nhắn nhủ đến những bạn tham gia sau này rằng: “Về ý tưởng thì nên khảo sát và bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất, bình thường nhất thường gặp xung quanh mình từ đó nhóm mới thảo luận về hướng giải quyết đối với vấn đề trên. Bên cạnh đó tham khảo mentor về hướng đi cho đề tài của nhóm.”


Nguyễn Huỳnh Tuấn Khôi, sinh viên ngành An toàn và Bảo mật thông tin Đại học FPT Cần Thơ, cùng với các thành viên đội Tanky Bot, đã tham gia và đạt được giải Nhì cuộc thi FPT Edu Research Festival 2020 với ý tưởng “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm y tế dựa trên blockchain”, cũng chia sẻ về cách tìm kiếm ý tưởng để tham gia cuộc thi:


“Trước nhất phải định hướng mình muốn làm gì. Ví dụ: muốn phát triển công cụ để nhà nước có thể kiểm soát dịch, tụi mình xem có những vấn đề hay khó khăn gì trong việc chống dịch.


Để tìm ra vấn đề như thế, tụi minh xem thời sự, đọc báo. Mình tin rằng đây là những nguồn ý tưởng hữu ích. Mình muốn nhấn mạnh rằng 1 ý tưởng hay phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Mình chỉ cần cố gắng tìm tòi những gì cần thiếu sót trong cuộc sống.

 

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'STARS Education FPT UNIVERSITY WWANLA'

 


Khi đã tìm được điều minh muốn làm, minh cần tham khảo thêm những nghiên cứu tương tư. Như nhóm minh đã phải lên Google Scholar để tìm các bài báo về truy xuất nguồn gốc từ Blockchain. Sau khi tìm được các bài báo đó, minh xem điểm nào người ta còn thiếu sót, từ đó lấy ý tưởng để làm cho sản phẩm của minh.”


Hy vọng bài viết này sẽ là động lực to lớn để các bạn sinh viên khối ngành CNTT có được những sự chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng chứng minh tài năng và “hóa rồng” nhé!
 

Việt Hà

Tin tức Liên quan