Đại học FPT Cần Thơ

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần làm gì?

Nhiều thí sinh có chung một câu hỏi: sau khi có điểm rồi thì bước tiếp theo phải làm là gì?

1. Tính điểm thi tốt nghiệp THPT 2021

Sau khi có điểm thi chính thức từ Bộ GD-ĐT, thì điều đầu tiên thí sinh cần thực hiện là  tính điểm xét tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 của mình bằng 2 cách dưới đây: Theo cách thủ công hoặc nhờ đến phần mềm web tính điểm. Cụ thể như sau:

* Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 thủ công

Thí sinh cần biết đến điểm số sau:

– Điểm các môn thi xét tuyển đã đăng ký

– Điểm khuyến khích (thí sinh tham gia và đạt giải tại các cuộc thi học sinh giỏi các môn Văn hóa, xếp loại trong giấy chứng nhận hành nghề hay bằng trung cấp)

– Điểm ưu tiên (KV1 – 0,75 điểm; KV2 – 0,5 điểm; KV3 – 0,25 điểm – gia đình chính sách)

– Điểm năm lớp 12

Và áp dụng công thức sau:

* Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 online

Thí sinh chỉ cần nhập số điểm thi theo môn thi yêu cầu tại cổng thông tin Thi THPT của Bộ GD-ĐT: http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.

* Lưu ý:

– Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp sẽ bao gồm: 70% điểm thi THPT và 30% điểm trung bình lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp sẽ được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

– Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10, và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh là học viên giáo dục thường xuyên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm và học theo hình thức tự học có hướng dẫn nếu được xét đặc cách theo quy định tại điều 37 quy chế thi thì không phải có điều kiện về xếp loại hạnh kiểm.

– Với các thí sinh đủ điều kiện dự thi nhưng không có điểm trung bình cả năm lớp 12 theo quy định thì chỉ dùng điểm thi của các bài thi theo quy định để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

– Nếu thí sinh vừa có giấy chứng nhận nghề hoặc vừa có bằng tốt nghiệp trung cấp thì thí sinh chỉ được dùng một trong hai loại giấy tờ trên để được cộng điểm khuyến khích; nếu thí sinh có nhiều Giấy chứng nhận nghề hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp thì chỉ được cộng điểm khuyến khích đối với 1 giấy/bằng có kết quả cao nhất.

– Với các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học được cấp theo quy định của Bộ GD-ĐT, cộng điểm khuyến khích được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để tính điểm xét tốt nghiệp.

2. Làm đơn phúc khảo nếu thấy điểm thi chưa đúng

Sau khi nhận kết quả điểm số, nếu thắc mắc, thí sinh có 10 ngày (26/7 đến hết 5/8) để nộp đơn phúc khảo và đợi kết quả trong 15 ngày tiếp theo.

Thí sinh làm đơn phúc khảo tại nơi đã đăng ký xét tuyển. Hội đồng thi sẽ xem xét và công bố quyết định phúc khảo trong thời hạn 5-20/8.

Sau khi nhận được đơn của thí sinh, hội đồng thi sẽ tra cứu từ số báo danh để tìm số phách bài thi tự luận hoặc phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó rút bài thi để đối chiếu, kiểm tra với phiếu thu bài.

Với bài tự luận, Hội đồng thi sẽ làm lại phách để chấm phúc khảo bằng một loại mực khác, quy trình tương tự lần chấm đầu tiên. Nếu kết quả chấm phúc khảo lệch so với điểm chấm đã công bố từ 0,25 trở lên, bài thi được điều chỉnh điểm.

Còn ở bài trắc nghiệm, cán bộ của Hội đồng thi sẽ đối chiếu từng câu trả lời thí sinh đã tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm với hình ảnh quét lưu trong máy tính. Nếu phát hiện sai lệch, cán bộ phải xác định rõ nguyên nhân và in kết quả chấm ở thời điểm trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ. Các bước còn lại tương tự chấm trắc nghiệm lần đầu tiên.

3. Tìm hiểu nghiên cứu các trường ĐH – CĐ mà mình muốn xét tuyển

Năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức làm hai đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày 7-8/7. Đợt 2 sẽ diễn ra vào ngày 6-7/8. Việc xét tuyển đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp được tiến hành sau hai đợt thi nhằm đảm bảo quyền lợi thí sinh.

 

Các thí sinh thi đợt 1 sẽ nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời chậm nhất 2/8.

Trong thời gian này, thí sinh nên giành thời gian tìm hiểu, xem xét phổ điểm của từng môn, từng khối thi, điểm chuẩn các ngành, trường năm 2020, nguyện vọng bản thân, khả năng tài chính của gia đình, mức hỗ trợ của từng trường để lựa chọn cho phù hợp.

Sau khi biết điểm nhận hồ sơ xét tuyển của các trường đại học chậm nhất vào ngày 5/8, thí sinh có 10 ngày điều chỉnh nguyện vọng theo hình thức trực tuyến. Với thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ngày 6-7/8, dự kiến ngày 24/8 biết kết quả.

 

Năm
2021, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh với 2 phương thức xét tuyển: xét
điểm học bạ THPT và kết quả thi THPT Quốc gia 2021 bằng Schoolrank –
công cụ xếp hạng học sinh toàn quốc. Công cụ Schoolrank được sử dụng để
làm sàn chất lượng đầu vào cho Đại học FPT.




Thí
sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi tốt
nghiệp THPT 2021 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để
tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang web 
https://schoolrank.fpt.edu.vn, điền thông tin và nhận giấy chứng nhận qua email.

 

3 cách nộp hồ sơ vào Đại học FPT Cần Thơ





(1) Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh

Trường ĐH FPT Cần Thơ, Cầu Rau Răm, Khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

(2) Gửi qua đường bưu điện

Địa
chỉ: Văn phòng tuyển sinh, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Cầu Rau Răm, Khu vực
6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.


(3) Nộp hồ sơ trực tuyến tại đường link:  https://cantho.fpt.edu.vn/dang-ky

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *