Hóa thân thành nữ chính trong một bộ phim, biểu diễn đao điêu luyện khi thi đấu Vovinam, lắng đọng vào không gian âm nhạc sang trọng ngay giữa khuôn viên học xá là một vài trải nghiệm “ơ mây zing gút chóp” của sinh viên ĐH FPT.
Những trải nghiệm “ơ mây zing gút chóp”
Khi “Hạ cánh nơi anh” còn chưa kịp hạ nhiệt thì sinh viên ĐH FPT đã mắt tròn mắt dẹt chứng kiến bộ phim này được “remake” ngay tại campus Hòa Lạc. Thanh Thùy – nữ sinh ngành Quản trị Kinh doanh Trường ĐH FPT đảm nhiệm vai nữ chính. Lần đầu tham gia một bộ phim học đường lấy cảm hứng từ siêu phẩm phim truyền hình, Thanh Thùy có nhiều trải nghiệm mới mẻ.
“Chưa bao giờ mình nghĩ có thể trải nghiệm cảm giác trở thành diễn viên phim ngay tại trường học.” – Thanh Thùy bộc bạch. Cô bạn tự vượt qua giới hạn, thử thách bản thân ở một lĩnh vực mới để học hỏi và trải nghiệm nhiều điều. Thùy chia sẻ: “Trải nghiệm ấy rất thú vị. Tưởng tượng một ngày thức dậy bạn thấy mình trên Youtube với bao nhiêu like và tim, đúng là điều tuyệt với mình có được ở ĐH FPT.”
Nguyễn Huyền lần đầu tiên khoác lên mình bộ võ phục, chân trần ra sân tập luyện Vovinam khi trở thành sinh viên năm 1, ĐH FPT. Từng nghĩ “con gái làm sao học võ được” vậy mà sau khi trải nghiệm tinh thần môn võ Việt này mang đến, nữ sinh không chỉ học mà còn đam mê và giỏi bộ môn này. Huyền nhiều lần tham gia các giải thi đấu Vovinam cấp trường, cấp HSSV toàn miền Bắc, giải HSSV toàn quốc với sở trường biểu diễn đao. “Mọi người nói nhìn mình cầm đao, mặc võ phục biểu diễn Vovinam khác hẳn mình ngoài đời. Còn đối với mình, học võ ở ĐH FPT là một trải nghiệm đặc biệt, khiến mình nhận ra nhiều điều về đạo đức, nhân sinh.” – nữ sinh này cho biết.
Học ĐH để trải nghiệm
Những trải nghiệm mà Thanh Thùy, Nguyễn Huyền có được là một vài trong số nhiều trải nghiệm dành cho sinh viên ĐH FPT – trường ĐH trải nghiệm. ĐH FPT có 6 nhóm trải nghiệm cốt lõi: trải nghiệm công nghệ, trải nghiệm các hoạt động và khóa học về kỹ năng thế kỷ 21, trải nghiệm văn hóa Việt Nam và văn hóa Á Đông, trải nghiệm các khóa học và hoạt động để trở thành lãnh đạo tương lai, trải nghiệm xu thế xã hội và văn hóa tương lai, trải nghiệm thế giới đa văn hóa.
Học Vovinam, sinh viên ĐH FPT không chỉ học một môn giáo dục thể chất mà còn có dịp chiêm nghiệm nhiều triết lý võ đạo, nhân sinh
Rất nhiều hoạt động được phát triển từ 6 nhóm trải nghiệm cốt lõi ở ĐH FPT, phù hợp với xu thế xã hội và tâm lý tiếp nhận của các bạn trẻ gen Z. Ngoài những trải nghiệm “ơ mây zing gút chóp” kể trên, sinh viên ĐH FPT còn có cơ hội học tiếng Anh tại nước ngoài ngay từ năm nhất, đi thực tập hoặc được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng với mức lương có thể lên đến cả nghìn USD ngay sau khi tốt nghiệp.
Các khóa học kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo, tư vấn tâm lý tuổi teen… cung cấp cho sinh viên ĐH FPT nhiều kỹ năng hữu ích. Hơn 40 CLB từ nghệ thuật đến học thuật và hàng trăm sự kiện lớn nhỏ suốt năm chờ đợi các bạn tham gia trong nhiều vai trò từ chủ nhiệm CLB, thủ lĩnh sự kiện đến chân “chạy” hậu trường, làm hậu cần. Tuy nhiên, dù đảm nhiệm vị trí nào, các bạn cũng đã dám dấn thân vào môi trường mới bên ngoài lớp học, gặp gỡ những con người mới, học cách làm những công việc khác ngoài học kiến thức sách vở.
Những bài học từ thực tế đó giúp sinh viên ĐH FPT tự trang bị những kỹ năng sống còn hữu ích trong xã hội đang không ngừng vận động và phát triển. Các bạn sẽ có khả năng thích ứng linh hoạt với nhiều hoàn cảnh, định hình bản thân một cách rõ ràng hơn và tự kiến tạo tương lai của mình. Những trường học trải nghiệm như ĐH FPT làm được điều mà trường học truyền thống hay những khóa học online trên Internet chưa làm được đó là kết nối con người, cung cấp kỹ năng thực tế và đời sống sinh viên nhiều cảm xúc.
“Làm thế nào để vượt qua 1 tháng học quân sự khi mới chân ướt chân ráo vào trường, làm gì khi lần đầu ra nước ngoài, kỳ thực tập doanh nghiệp là như thế nào… là những tình huống thực tế mà mình được va chạm khi học tại ĐH FPT”, Thanh Huyền chia sẻ. Đã có lúc Huyền nghĩ “thật là vô lý và vất vả” nhưng “Những hoạt động này ‘dạy’ cho mình nhiều bài học ‘nhớ đời’, càng trải nghiệm càng thấm thía nhiều kỹ năng sống còn, đến khi ra trường đi làm mới thấy sự cần thiết của nó.” – Huyền chia sẻ.