Nhiều góc nhìn mới về những vấn đề truyền thống trong giảng dạy ngôn ngữ được trao đổi tại FCLE 2024

Trong các phiên song song thuộc Hội thảo khoa học Ngôn ngữ & Giáo dục FCLE 2024, nhiều vấn đề truyền thống về giáo dục và ngôn ngữ đã được đề cập, phân tích dưới những góc nhìn mới, thu hút nhiều thảo luận sôi nổi từ người tham dự.

Trong các môn học yêu cầu tương tác cao như ngoại ngữ, việc người học giữ im lặng trong lớp học, đặc biệt là các lớp học trực tuyến, thường được xem là một dấu hiệu không tích cực và là một thách thức đối với người đứng lớp. Tuy nhiên, hai tác giả Phạm Kim Chi (Trường ĐH FPT Cần Thơ) và Su Li Chong (Universiti Teknologi PETRONAS, Perak, Malaysia) lại mang đến quan điểm hoàn toàn trái ngược trong báo cáo nghiên cứu “Exploring Students’ Silence in Online English as a Foreign Language (EFL) Learning” (tạm dịch: "Khám phá sự im lặng của học sinh khi học tiếng Anh trực tuyến").


Không chỉ mang đến góc nhìn mới mẻ, nghiên cứu của nhóm tác giả còn gây ấn tượng bởi màn thuyết trình đầy sức hút cùng cách tiếp cận độc đáo khi sử dụng phương pháp luận hiện tượng học (mothodology) để đi sâu tìm hiểu trải nghiệm và nhận thức của 15 học sinh sinh viên dưới các góc độ khác nhau.


Theo nghiên cứu này, im lặng được xem là một trong số nhiều "learning mode" của người học, cho phép người học chủ động hoặc thụ động tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin. Các nhà giáo dục cần nhận diện được các góc độ của im lặng, từ đó xây dựng không khí lớp học và đưa ra các nhiệm vụ phù hợp để sự im lặng phát huy hiệu quả trong học tập.


Người tham dự các phiên trình bày nghiên cứu tại FCLE 2024


Cùng trong chủ đề Pedagogy thuộc Hội thảo FCLE 2024, diễn giả Nguyễn Thanh Lý (ĐH Quốc gia Hà Nội) mang đến báo cáo “Investigating the Relationship between Sub-constructs of School Belonging and Students’ Motivation to Learn at Universities” (tạm dịch:" Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố của cảm giác gắn kết với trường học và động lực học tập của sinh viên tại các trường đại học:). Với nền tảng lý thuyết vững chắc cùng các phương pháp nghiên cứu có tính chính xác cao, nghiên cứu đã khẳng định yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến động lực học tập của sinh viên là sự kết nối với giảng viên, theo sau là sự tương tác với bạn bè, và cuối cùng là sự tự hào về cơ sở đào tạo.


Báo cáo của diễn giả Nguyễn Thanh Lý sử dụng khung lý thuyết vững chắc và các phương pháp truyền thống có độ tin cậy cao.


Những kết quả của nghiên cứu này được tác giả và người tham dự kỳ vọng sẽ gợi mở nhiều cách thức phát triển các phương pháp đào tạo ngôn ngữ theo hướng hiện đại, quan tâm tới sự tiếp nhận của người học và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong học tập, làm việc.



Tổ chức Giáo dục FPT - fpt.edu.vn

Tin tức Liên quan