Những chia sẻ xoay quanh các vấn đề ngôn ngữ và phương pháp giáo dục của các diễn giả đến từ ĐH Queensland (Úc), ĐH Columbia (Mỹ) và ĐH Công nghệ Thonburi (Thái Lan) trong ba phiên toàn thể sáng – chiều 21/1 đã mở ra nhiều trao đổi học thuật thú vị tại Hội thảo FCLE 2024.
Tại phiên toàn thể đầu tiên của Hội thảo, PGS. Obaid Hamid (ĐH Queensland, Úc) đã làm nóng hội trường khi đặt ra những câu hỏi về mối quan hệ của việc sử dụng tiếng Anh với bối cảnh văn hoá, xã hội, địa lý, tôn giáo… của các quốc gia, từ đó đưa ra định nghĩa “English as a Southern language” cùng gợi ý về việc nhìn nhận Tiếng Anh như một công cụ để phục vụ cho nghiên cứu, học tập và đời sống, hơn là một “tiêu chuẩn” để đánh giá ngược lại các hoạt động kể trên.
PGS. Obaid Hamid đưa ra khái niệm “English as a Southern language” và mở ra những thảo luận sôi nổi về việc sử dụng tiếng Anh trên toàn cầu.
Diễn giả phiên toàn thể của FCLE 2024 nhấn mạnh ngữ nghĩa của ngôn ngữ quan trọng, cần được đề cập đến trước khi nói đến tính chính xác của ngôn ngữ. Bài trình bày của PGS. Hamid đã thu hút sự chú ý của nhiều giảng viên, chuyên gia có mặt tại phiên toàn thể FCLE 2024, mở ra nhiều góc nhìn đa chiều và thảo luận sôi nổi về chuẩn mực trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trên toàn cầu.
Người tham dự FCLE 2024 hào hứng đặt câu hỏi và mở rộng thảo luận cùng các keynote speakers
Tại phiên toàn thể tiếp theo của Hội thảo, Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun đến từ ĐH Công nghệ Thonburi (Thái Lan), đồng thời là Tổng Biên Tập tạp chí Q2 reFLEctions Journal, đã nhấn mạnh về việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ thay vì chỉ học tập ngôn ngữ. Các lý thuyết về ngôn ngữ được Giáo sư bậc 1 Tangkitjaroenkun trình bày một cách ngắn gọn và thuyết phục, trước khi đưa ra một languaging curriculum được được thiết kế bởi các nhà giáo dục ngôn ngữ tại Đại học Công nghệ Thonburi (Thái Lan) với các tiêu chí cụ thể và cấu trúc khoá học rõ ràng, giúp cho người học có thể tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ một cách tối ưu so với các phương pháp truyền thống. Phiên trình bày của Giáo sư bậc 1 Tangkitjaroenkun nhận được sự quan tâm và trao đổi của nhiều người tham dự Hội thảo với những câu hỏi về việc ứng dụng languaging curriculum được trình bày ở trên vào bối cảnh giáo dục tại Việt Nam.
Giáo sư bậc 1 Thanis Tangkitjaroenkun trình bày “languaging curriculum” được thiết kế bởi các nhà giáo dục ngôn ngữ tại Đại học Công nghệ King Mongkut’s Thonburi (Thái Lan), khiến cả hội trường đều hào hứng.
Tại phiên toàn thể buổi chiều ngày 21/1, GS. ZhaoHong Han (ĐH Columbia, Mỹ) đã đưa ra nhận định về sự cần thiết của việc thay đổi các phương pháp dạy học tiếng Anh để gia tăng tính ứng dụng của môn học này trong thực tế, đồng thời trình bày các phương pháp sư phạm phi truyền thống tập trung vào việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho người học thông qua việc “kết nối thế giới thực và ảo”. Nhiều chiến thuật giảng dạy cụ thể được GS. Han phân tích kèm minh hoạ cụ thể như project-based teaching, task-based teaching… Sự chuyển đổi về phương pháp giảng dạy trong bài chia sẻ của GS. Han được cho là tương thích với quan điểm hiện đại về việc học ngôn ngữ, nhấn mạnh việc áp dụng kiến thức trong ngữ cảnh thực tế và tạo động lực thay đổi cho các nhà sư phạm.
GS. ZhaoHong Han chia sẻ các chiến thuật trong việc dạy học ngôn ngữ cùng các minh hoạ cụ thể
Sau các phiên toàn thể, 32 bài nghiên cứu được trình bày bởi các giảng viên, chuyên gia đến từ FPT Education và các trường ĐH trong, ngoài nước, xoay quanh chủ đề chung về phương pháp khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ đã đưa ra những vấn đề mang tính thực tiễn cao về: giảng dạy ngôn ngữ trong thời đại số, động lực của người học khi học trực tuyến, giao tiếp đa văn hóa, phương pháp đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành… đã diễn ra tại Hội thảo FCLE 2024.
Tổ chức Giáo dục FPT – fpt.edu.vn