Đại học FPT Cần Thơ

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ ra sao?

29 Tháng ba, 2021 Không có bình luận

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT áp dụng cho năm 2021 mà Bộ GD-ĐT mới công bố, quy trình ra đề thi tiếp tục được hoàn thiện hơn.  

 

Quy chế thi tốt nghiệp THPT khẳng định: “Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12”.
Học sinh THPT sẽ phải làm đủ 4 bài thi. Các bài thi toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; bài thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Thời gian làm bài thi cụ thể như sau: ngữ văn 120 phút, toán 90 phút, ngoại ngữ 60 phút, 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Trong thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT, nhiều nội dung liên quan đề thi. Theo đó, trong một kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định; mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi.
Quy trình ra đề thi như sau: tổ ra đề thi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi (đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị).

 

Đối với đề thi trắc nghiệm, thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GD-ĐT, chuyển cho các tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của chủ tịch hội đồng ra đề thi và các tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi.
Quy chế cũng quy định phải có khâu phản biện đề thi. Cụ thể, theo phân công của chủ tịch hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết.
Ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo chủ tịch hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để tham khảo trong quá trình duyệt đề thi.
Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình chủ tịch hội đồng ra đề thi phê duyệt. Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được chủ tịch hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho tổ ra đề thi; tất cả các thành viên của tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án; sau đó, tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình chủ tịch hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.

Đề thi phải tính đến việc học sinh chịu tác động bởi dịch bệnh 2 năm liền
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, trong tháng 2.2020, tại cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi này, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh cấu trúc đề thi giữ ổn định để thuận lợi cho việc dạy học, ôn tập của giáo viên, học sinh, trong đó chú trọng tới chất lượng, độ tin cậy của đề thi để phân loại học sinh.
Cũng theo chỉ đạo của người đứng đầu ngành GD-ĐT, học sinh thi THPT năm nay không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh của năm nay, mà còn chịu ảnh hưởng từ năm học lớp 11. Bởi vậy, nội dung đề thi phải gắn rất sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông

 

Theo Thanh niên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *