Đại học FPT Cần Thơ

Toàn cảnh Vòng 2 FPT Edu Biz Talent 2021

12 Tháng sáu, 2021 Không có bình luận

Hôm nay (12/06), Vòng 2 cuộc thi FPT Edu Biz Talent 2021 đã chính thức diễn ra trên nền tảng Google Meet. 30 đội thi tham gia tranh tài tại Vòng 2 đã có 5 phút để trình bày về mô hình kinh doanh và 10 phút “đối chất” với Hội đồng Giám khảo.


Đúng 8h sáng, đội 5E từ đầu cầu Cần Thơ đã sẵn sàng với dự án thời trang bền vững

 


5BM là đội “mở bát” Vòng 2 của cuộc thi với dự án kinh doanh sản phẩm từ trái thanh trà

Trong suốt hơn 8 tiếng diễn ra Vòng 2 cuộc thi FPT Edu Biz Talent 2021, 30 đội thi đến từ ĐH FPT, Cao đẳng FPoly, THPT FPT, ĐG Greenwich (Việt Nam) và ĐH Swinburne (Việt Nam) đã mang đến những ý tưởng và mô hình kinh doanh mới lạ, độc đáo, góp phần giải quyết các vấn đề trong nhiều mặt đời sống xã hội. Các mô hình kinh doanh trải dài trên nhiều lĩnh vực bao gồm: nông nghiệp (phân bón hữu cơ, sản phẩm làm từ trái cây, máy lọc nước dành cho tôm nuôi, mô hình nông trại sinh thái, ứng dụng hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả), môi trường (thời trang tái chế, giải pháp cho rác thải, giải pháp cho thực phẩm thừa, dự án cung cấp năng lượng sạch), giáo dục (nền tảng gia sư 1:1, ứng dụng định hướng nghề nghiệp), giao thông (ứng dụng “đi ké” xe, ứng dụng cứu hộ xe lưu động), y tế & sức khoẻ (trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, dịch vụ chăm sóc người già, ứng dụng theo dõi dinh dưỡng và tập luyện, nền tảng chăm sóc sức khoẻ gia đình, hệ thống phân tích dữ liệu bệnh viện, nền tảng kết nối bệnh nhân – bác sĩ tim mạch), tiện ích & lối sống (ứng dụng quản lý thời gian, thiết bị hỗ trợ nhà thông minh, ứng dụng tìm kiếm bãi đỗ xe, nền tảng kết nối người bán – người mua các sản phẩm xanh, trang thương mại điện tử dành cho người ăn chay), dịch vụ & du lịch (nền tảng đẩy mạnh du lịch xanh, ứng dụng hỗ trợ check-in, ứng dụng kết nối và hỗ trợ du lịch), tài chính & nguồn nhân lực (nền tảng hỗ trợ kêu gọi vốn từ cộng đồng, ứng dụng kết nối doanh nghiệp – lao động). 30/ 30 ý tưởng và mô hình kinh doanh được đánh giá cao về tính bền vững, nhân văn, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng, thể hiện được tinh thần và trách nhiệm của SV FPT Edu với xã hội.

 


Tại vòng 2 của cuộc thi, có khá nhiều đội chọn thực hiện ứng dụng điện thoại: từ ứng dụng tìm chỗ đỗ xe thông minh…
 


…ứng dụng cứu hộ xe lưu động…
 


… cho đến ứng dụng góp phần giải quyết bài toán thức ăn dư thừa của nhà hàng
 


và ứng dụng hỗ trợ người nông dân
 

Sức khoẻ & đời sống cũng là một chủ đề “hot” tại Vòng 2 FPT Edu Biz Talent 2021 với nhiều mô hình kinh doanh thú vị
 


Các mô hình kinh doanh dành cho người cao tuổi nhận được nhiều lời khen của BGK cho tính nhân văn
 


Đại diện đến từ Swinburne (Việt Nam) mang đến dự án kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngồi “ghế nóng” giám khảo của Vòng 2 cuộc thi là các Giảng viên bộ môn Kinh tế, Tài chính, Marketing đến từ ĐH FPT Hà Nội, ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội và Viện Quản trị & Công nghệ FSB, cùng các Chuyên gia đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong các Doanh nghiệp lớn như BOSCH Việt Nam, Ngân hàng Agribank và Công ty SmartLog.

Cụ thể, Hội đồng Chuyên môn “cầm cân nảy mực” Vòng 2 FPT Edu Biz Talent gồm có:

– TS Trịnh Trọng Hùng – Nguyên Trưởng Đại diện kiêm Giám đốc Kinh doanh toàn quốc, Công ty TNHH BOSCH Việt Nam/ Trưởng Khoa QTKD ĐH FPT Hà Nội

– TS Đoàn Thị Thanh Hương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm vốn và Ngoại tệ – Agribank Việt Nam/ Giảng viên Viện Quản trị & Công nghệ FSB

– TS. Đào Cẩm Thủy – Giám đốc Doanh nghiệp/ Giảng viên Marketing – ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội

– TS. Vũ Thị Thanh Thủy – Giảng viên Tài chính doanh nghiệp/ Nguyên Cán bộ Trường Đạo tạo cán bộ FCU – Tập đoàn FPT

– ThS Nguyễn Duy Hồng – Phó Tổng giám đốc Công ty SmartLog

Với vốn kiến thức sâu rộng cùng nhiều kinh nghiệm thương trường, các Giám khảo đã đưa ra những nhận định sắc bén về mô hình kinh doanh của các đội dự thi, đồng thời đặt ra các câu hỏi về doanh thu, lợi nhuận, khả năng scale, tỉ suất thu hồi vốn… nhằm nắm được bức tranh tài chính của các dự án tham gia. Đối với các sản phẩm mang tính thời vụ hoặc vùng miền, BGK còn đặt ra các vấn đề về diện tích sản xuất, độ ổn định của nguồn cung, độ lớn của nhu cầu… Một số dự án về y tế & sức khoẻ giúp giải quyết các vấn đề cho người lớn tuổi được BGK đánh giá cao về tính nhân văn, tuy nhiên bài toán tài chính, nguồn nhân lực và tính khả thi của dự án cần được trình bày rõ ràng, cụ thể hơn. Trong khi đó, các mô hình dịch vụ được BGK đánh giá cao về tính sáng tạo khi có nhiều USP mới mẻ so với các dịch vụ có sẵn trên thị trường, nhưng lại còn “bỏ ngỏ” các vấn đề về năng lực sản xuất, cơ cấu nhân sự, vận chuyển, trải nghiệm khách hàng, quyền lợi của người sử dụng… Bên cạnh đó, BGK cũng nhấn mạnh về việc các đội thi cần chú trọng hơn đến việc đưa ra các số liệu cụ thể, tránh đặt giả thuyết, nói theo trực giác và đưa ra các con số lạc quan.

 

Các đội thi được yêu cầu phải trình bày được mô hình Canvas và đưa ra sản phẩm Demo, đồng thời cho thấy được bức tranh tài chính rõ ràng cùng các số liệu chân thực
 

WATB – “em út” đến từ FSC Cần Thơ với dự án năng lượng xanh được BGK ví như “một cậu bé tí hon vác một quả đất khổng lồ”

Trong hôm nay và ngày mai, BGK sẽ chọn ra 5 dự án tiềm năng nhất với mức độ khả thi cao nhất để bước vào vòng Chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 02/07 tới đây. Top 5 của cuộc thi sẽ được công bố vào ngày 14/6 trên Fanpage FPT Edu Biz Talent 2021, mời các CBGV và HSSV FPT Edu cùng theo dõi.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *