Cô Thái Thị Hồng Châu - Giảng viên xinh đẹp của trường F với những chia sẻ bổ ích về phản xạ khi giao tiếp trong Tiếng Anh

Listening và Speaking là hai trong bốn kỹ năng quan trọng đồng thời cũng là phản xạ khi giao tiếp trong Tiếng Anh. Hôm nay hãy cùng Đại học FPT Cần Thơ gặp gỡ cô Thái Thị Hồng Châu và cùng cô khám phá những chia sẻ bí ẩn về hai kỹ năng đó nhé!

 


 

Một chút “bật mí” về nữ giảng viên xinh đẹp của chúng ta

 

Được các sinh viên luôn gọi bằng cái tên thân thương như Ms. Châu đã làm cho tình cảm giữa cô trò luôn thắm thiết. Thêm đó, từ sau chương trình giao lưu với Đại học An Giang học kì Fall 2022, Cô 3 (Chị 3) Sóc Trăng lại là một tên gọi gần gũi khác mà các sinh viên đã tham gia chương trình chọn cho cô. Cô theo học chuyên ngành Sư phạm Anh văn tại Đại học Cần Thơ và tiếp tục học lên Thạc sĩ ở đó sau hai năm đi làm. “Tiếng Anh đối với mình không phải là năng khiếu, nhưng do cơ duyên và hoàn cảnh tạo nên sự lựa chọn - càng đi dạy mới thấy càng yêu chuyên ngành này hơn vì được tương tác cùng sinh viên và yêu luôn ngành giáo dục.” - những lời tâm sự của cô về con đường bén duyên với Tiếng Anh.

Khi được hỏi Tại sao cô lại chọn Đại học FPT Cần Thơ là nơi giúp cho các bạn Cóc phát triển kỹ năng Tiếng Anh? Cô Châu chia sẻ: “Mình bắt đầu có cơ hôi giảng dạy tại trường từ năm đầu tiên - năm 2017, vẫn còn nhớ trong buổi tâp huấn giảng viên, mình được hỏi câu “Vì sao chọn FPTU?”, mình không nhớ rõ mình trả lời cụ thế câu chữ ra sao, chỉ nhớ đại khái là mình muốn nâng cao năng lực, đẩy bản thân hướng về phía trước, mình sợ bị lạc hâu, lùi về phía sau. Trải qua bao năm, vẫn tin vào quyết định này là đúng, vì mình luôn được học hỏi, và cải thiên được rất nhiều từ môi trường làm viêc cùng đồng nghiêp, học tâp cùng sinh viên, cùng nâng đỡ nhau - trải nghiêm, làm khác để tốt hơn mỗi ngày.”

 

Ảnh: Cô Châu trong chiếc áo bà ba tím tại chương trình giao lưu với Đại học An Giang kì FA22

 

Tiếng Anh gần như là một ngôn ngữ ai cũng phải có trong thời đại này. Theo cô, trong các kỹ năng Listening - Speaking - Reading - Writing thì kỹ năng nào các bạn sinh viên luôn gặp vấn đề nhiều nhất trong quá trình học tập?

 

“Công nghệ ngày càng phát triển vượt bâc, mà sinh viên trường F thì năng lực công nghệ rất ổn, viêc này cũng giúp các bạn tiếp cân được rất nhiều tài nguyên có sẵn và rất nhiều bạn có năng lực tiếng Anh rất tốt. Tuy nhiên, có môt vài bạn có khả năng tiếng Anh cần được cải thiên, đăc biêt là khả năng phản xạ khi giao tiếp (Nghe - Nói) và các chiến thuât trong khi đối thoại tiếng Anh. Mình nghĩ vấn đề nằm ở viêc các bạn chưa nắm bắt được phương pháp học tâp ngoại ngữ phù hợp cho mình và chưa rõ nên bắt đầu cải thiên từ đâu cần được sự chỉ dẫn của thầy cô và quan sát học tâp thêm từ bạn bè, từ đó có thể mạnh dạn tăng cường thực hành để có thể phát triển kĩ năng ngoại ngữ tốt hơn, hướng đến cả sự trôi chảy, chính xác, và phù hợp  khi sử dụng tiếng Anh.” – Cô Châu đáp.


Qua trao đổi với cô Châu về vấn đề phản xạ khi giao tiếp, cô cho rằng: “Mỗi đối tượng học ngoại ngữ sẽ phù hợp với môt số phương pháp học cụ thể mà có thể khác các sinh viên khác. Do đó, vẫn là các bạn có thể quan sát, trao đổi, tin tưởng và lắng nghe góp ý thầy cô trực tiếp trên lớp của mình để xem nên bắt đầu cải thiên từ đâu, cấp độ nào và nên chọn giải pháp nào là hiệu quả, cũng nên thử nhiều cách mới hiểu cách nào hiêu quả.”

 

 

“Practice makes perfect” và “There is no overnight success.” là lời khuyên mà Ms. Châu dành cho các sinh viên nói chung và sinh viên trường F nói riêng. Cô cho biết đây là lời dặn từ một người thầy đáng kính của mình và cô cũng tự lấy bản thân là ví dụ điển hình: “Khi còn là sinh viên năm nhất, điểm xuất phát của mình rất thấp, và mình đã cải thiện được rất nhiều qua thời gian. Với sự hỗ trợ của công nghệ, nếu các bạn sinh viên sử dụng được các nguồn tài nguyên hợp lí và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đều đăn, chắc chắn là các bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Để đạt được đó, mình cũng tin viêc quản lí thời gian và lâp kế hoạch cho viêc cải thiện dần tiếng Anh là cần thiết. Ví dụ, các bạn có thể lâp kế hoạch tuần, tùy theo tốc độ từng cá nhân có thể dành 01 - 03 tuần cho môt khía cạnh cần cải thiên, khi thực hành mỗi ngày các bạn sẽ thấy kết quả rất khả quan.”

 

Cô có biết mình được “đồn” là một trong số những giảng viên dạy hay khi áp dụng các kiến thức vào các hoạt động thường ngày và là người có phát âm khá chuẩn ở FPTU Cần Thơ không? Cô có suy nghĩ gì về những lời đó?

 

“Hihihi. (cho cô cười xíu xíu) lời đồn thực ra chưa đến mình nhé. Còn chứng thực, thì thực sự mình cực kì quan tâm độ chính xác, từ phát âm của sinh viên cho đến chính tả, nếu bạn nào đã từng học qua sẽ biết có bạn sẽ cảm thấy hơn “chua cay” khi mình chỉnh phát âm đến khi nào đúng thì thôi. Mình tin là viêc phát âm đúng sẽ giúp ích rất nhiều cho cả kĩ năng Nghe và Nói, giao tiếp cũng sẽ tốt hơn, tránh được các sai sót, hiểu sai ý. Còn về hoạt động trên lớp, thì mình vẫn luôn học hỏi để tìm phương pháp phù hợp cho từng lớp học, vì các lớp sinh viên không giống nhau, cho dù cùng cấp độ, các bạn sẽ có các yêu thích và thích vừa “quẩy” vừa học tốt khác nhau, nên mình cũng phải học luôn cách điều chỉnh mình, bài giảng, và hoạt đông trên lớp.”

 

Ảnh: Cô đã hướng dẫn một lớp học áp dụng kiến thức ở Unit 1 để chụp hình tập thể.

 

Những kỷ niệm khó quên tại mái nhà màu cam

 

“Rất nhiều kỉ niêm đáng nhớ cùng đồng nghiệp và sinh viên, nhưng chắc vẫn là những lúc mình rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy sinh viên mình từng dạy qua lên bục nhân bằng tốt nghiêp (mình vẫn khó che giấu cảm xúc), và khi mình nhân được tâm thư dài đầy xúc động (email) của sinh viên khi các bạn cảm ơn đã đi cùng bạn trong thời gian qua, hay khi bạn xin lỗi (vì đã làm lỗi), mình cảm thấy công viêc mình đang đảm nhân là xứng đáng vì các bạn ngày càng trưởng thành về nhân cách, không chỉ riêng về viêc các bạn giỏi tiếng Anh.” – Cô Châu nói.


Cảm ơn cô đã dành thời gian cho buổi trò chuyện quý báu này. Chúc cô luôn có nhiều sức khoẻ và ngọn lửa đam mê với nghề để dìu dắt nhiều thế hệ sinh viên Trường F trong thời gian tới! 

 

Nhật Lam

Tin tức Liên quan