Cô Lý Ngọc Thiên Kim cùng bài học tìm kiếm cái mới, cái riêng trong truyền thông

Có thể nói, truyền thông hiện nay đang khẳng định tầm quan trọng của mình với mọi vấn đề của xã hội. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về truyền thông, marketing và muốn lắng nghe chia sẻ từ một người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy theo dõi tiếp bài viết.

 
Mọi trải nghiệm và góc nhìn mới lạ của cô Lý Ngọc Thiên Kim - giảng viên Đại học FPT Cần Thơ, về truyền thông sẽ được bật mí ngay bên dưới đây.


1.    Cô có thể giới thiệu đôi chút về bản thân không ạ?
Cô tên là Lý Ngọc Thiên Kim. Hiện tại cô đang là giảng viên ngành MC tại Đại học FPT Cần Thơ. Cô là cựu sinh viên tại trường Đại học Cần Thơ với bằng Cử nhân Kinh doanh quốc tế và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.


Một số thành tích mà cô đạt được: Biên kịch cho một số MV của G5 Media như Thương quá xá (từng top 5 trending) 14M view, Thước Đo 2,2M view, Người Thương Dừng Thương, ... Biên kịch và tổ chức sản xuất cho các chuỗi series tiktok, dự án TVC, media,…

 

 


2.    Quá trình chinh chiến ở mảng truyền thông và marketing mà cô muốn chia sẻ?
Cô từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong lĩnh vực truyền thông và cả marketing như: từng làm Co-Founder - Công ty TNHH Sự kiện Trung Kiên - Vũ đoàn Sắc Việt; chuyên viên marketing- tổ chức sự kiện tại Công ty CP DV Du lịch Bến Thành - CN Cần Thơ; Phó giám đốc Công ty TNHH Q-ART Decor; Kinh doanh dự án Nâu Coffee.


Hiện tại ngoài việc giảng dạy, cô đang vận hành dự án Mây Art chuyên về sáng tạo ý tưởng và sản xuất media. Trong lĩnh vực Marketing and Event, cô đã tham gia tổ chức các chương trình, hội thảo lớn theo yêu cầu của doanh nghiệp, thực hiện MICE Tour, Sự kiện văn hoá nghệ thuật, …


Về hỗ trợ khởi nghiệp, cô từng công tác tại Vườn ươm doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, tham gia tìm kiếm và ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức hoạt động đào tạo, tiếp xúc giữa doanh nghiệp - chuyên gia, và nhiều sự kiện khác trong khuôn khổ Ươm tạo khởi nghiệp.


Đối với lĩnh vực media, cô là biên kịch các MV như Thương quá xá, Thước Đo, Người Thương Dừng Thương, ... cùng các dự án viral series tiktok, TVC, film ngắn quảng bá. Bên cạnh đó, cô cũng thực hiện vai trò hoạ sĩ minh hoạ cho nhiều dự án khác nhau. Cô Thiên Kim tham gia đa dạng vị trí trong sản xuất media. Một số vị trí từng đảm nhiệm như: Đạo diễn, Phó đạo diễn, Biên kịch cố vấn cho các sản phẩm, ....


Tiếp theo, cô và một số đối tác đang thực hiện dự án Tìm kiếm và Phát triển nhân tài trong sinh viên mảng Văn hoá - Nghệ thuật. Đây cũng là dự án gắn liền với phương châm sống của cô:  “Góp phần xây dựng hệ sinh thái lành mạnh về nghệ thuật và phong cách sống”. Trong quá trình giảng dạy ở trường, cô có rất nhiều cảm xúc khi bảo trợ và tham gia cùng các dự án của SV, đặc biệt là những dự án mang tới giá trị cộng đồng, quảng bá những giá trị văn hoá quê hương ở Miền Tây sông nước.


Một trong những dự án đang triển khai mà cô rất tâm đắc nhất là phim ngắn “Thoi vàng chỉ ngọc” cùng với các bạn chuyên ngành MC K17. Cô nhận thấy các bạn SV FPT Cần Thơ rất năng động và có tâm với nghề nghiệp sau này. Các bạn luôn chủ động và nỗ lực hết sức để hoàn thành các project được giao, đồng thời cũng luôn chủ động tìm kiếm thêm những ý tưởng và phát triển dự án mang lại lợi ích cộng đồng. Hơn thế nữa, những ý tưởng và dự án của các bạn trẻ cho cô thêm nhiều tình yêu với nghệ thuật. Cô thấy được tâm hồn trong sáng, yêu quê hương, yêu cái đẹp và tâm niệm “làm nghề” một cách lành mạnh.

 

 


3.    Những gì cô đúc kết được sau những khó khăn trong ngành?
Làm việc trong lĩnh vực truyền thông đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh chóng với các thay đổi trong xã hội và công nghệ. Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông cô nhận thấy rằng, một sản phẩm truyền thông hiệu quả không chỉ đơn giản là truyền đạt thông tin mà còn tạo ra giá trị tích cực đến khán giả.


Vì vậy sản phẩm truyền thông còn đòi hỏi giá trị cốt lõi mà nó mang lại như giải quyết vấn đề, cung cấp thông tin hữu ích, mang lại trải nghiệm thú vị, hoặc tạo ra tác động tích cực trong tâm trí người xem.


4.    Lời khuyên cho sinh viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc dự định khởi nghiệp
Lời khuyên mà cô muốn gửi đến các bạn đang tìm việc hay dự định khởi nghiệp chính là xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhu cầu về ngành Truyền thông ngày càng cao đòi hỏi các bạn phải luôn sáng tạo tìm ra “cái mới, cái riêng” để khán giả hoặc các nhà tuyển dụng nhớ đến bạn. Để đạt được điều này, các bạn phải có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực truyền thông thông qua các chương trình thực tập hoặc dự án thực tế. Từ đó, nó giúp bạn đúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn.

 


Cuối cùng, các bạn cần xác định được tâm niệm về đạo đức nghề nghiệp và xây dựng nghệ thuật chân chính trong các sản phẩm truyền thông, tránh những thông tin sai lệch, tạo drama quá đà để theo con đường “truyền thông bẩn”.


5.   Đâu là điều tốt nhất mà Đại học FPT Cần Thơ trang bị cho các bạn sinh viên?
Có 2 điều mà cô thấy Đại học FPT Cần Thơ đã trang bị rất tốt cho sinh viên:
Thứ nhất là kinh nghiệm thực tế. Trường luôn tạo nhiều điều kiện để sinh viên được trải nghiệm, giao lưu học hỏi trực tiếp chứ không chỉ trên lý thuyết.


Giáo trình giảng dạy luôn khuyến khích sinh viên thực hành những gì đã học. Những talkshow, workshop giúp các bạn trang bị những kỹ năng liên quan đến ngành Truyền thông. Từ đó các bạn được cọ xát hơn và sẽ không bị bỡ ngỡ khi đi làm.

 

 


Thứ hai, trường tạo cơ hội để các bạn tiếp cận với doanh nghiệp. Những tuần lễ doanh nghiệp hay những chuyến trải nghiệm trực tiếp của doanh nghiệp giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm việc, tạo mối quan hệ giữa sinh viên và doanh nghiệp.


Cách riêng bản thân cô, cô luôn tìm kiếm và phát triển nhân tài trong sinh viên thông qua các dự án thực tế từ những đối tác và dự án cô chủ trì hoặc tham gia điều phối, trao quyền cho các bạn thực hiện, tiếp xúc với brief thật, doanh nghiệp thật, sản phẩm thật, và dĩ nhiên, thu nhập thật.


Tin tức Liên quan