Mỗi mùa tuyển sinh, không chỉ sĩ tử lớp 12 mà cả các phụ huynh cũng căng thẳng, gấp rút cùng con chọn trường, chọn ngành. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều bậc cha mẹ gần như đứng ngoài “cuộc chiến” ấy.
Họ không choàng lên vai con “chiếc áo” quá rộng với yêu cầu học trường “top”, chọn ngành “hot” mà để con chủ động, cha mẹ đồng hành chọn phương án xét tuyển giảm áp lực vào ĐH nhiều trải nghiệm.
Con chọn trường, bố mẹ cũng căng thẳng
Con gái út sinh năm 2003, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH. Mấy tháng nay, cứ đúng 7 giờ tối dù cả nhà chưa cơm nước gì, cô Minh Hằng (56 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bắt con ăn vội gói mỳ tôm hay cái bánh mỳ rồi ngồi vào bàn ôn thi. Con học, mẹ ngồi cạnh, tay liên tục lướt lướt trên chiếc iPad để tìm trường, tìm ngành hợp với con. Thi thoảng, cô lại quay sang hỏi con: thấy trường này thế nào, ngành này được không…?
“Lo lắm chứ!” cô Hằng thốt lên. Cô cho rằng quyết định chọn trường ĐH nào, chọn ngành gì là quyết định quan trọng nhất đời học sinh. “Con cái non nớt, có khi chọn sai nên mình là bố mẹ phải vào cuộc với con, không nhanh không đúng là dễ sơ sảy” – cô Hằng chia sẻ quan điểm của mình.
Ngày nào cũng học khuya, ăn uống thất thường lại “đau đầu” cùng mẹ tìm trường, Minh Hạnh (con gái cô Minh Hằng) cảm thấy uể oải và áp lực. Với Hạnh, vào ĐH “chẳng có gì vui mà như cuộc chiến vậy”.
Những phụ huynh bên lề “cuộc chiến”
Phụ huynh cùng con tìm hiểu thông tin về môi trường trải nghiệm ở ĐH FPT |
Không quá căng thẳng, áp lực con học trường gì, chú Hoàng Tùng (55 tuổi, quận 3, TP.HCM) để con chủ động chọn ngành, chọn trường muốn học. Bản thân chú cũng dành thời gian tìm hiểu về quy chế tuyển sinh năm nay vào các trường ĐH để nắm thông tin và có cơ sở đồng hành cùng con. Trong khi tìm hiểu, có những môi trường trải nghiệm khiến chú ấn tượng. Chú chủ động khuyên con chọn trường có phương án xét tuyển, giảm áp lực thi cử.
“Mùa thi năm nào cũng thấy cảnh thí sinh lo lắng, bố mẹ ngóng đợi trước điểm thi, mình hãi lắm. Năm nay, đến lượt con mình, mình quyết giảm áp lực cho cháu bằng cách khuyên con chọn trường xét tuyển qua điểm học bạ” – chú chia sẻ. Con trai chú có sức học khá ở bậc THPT nên không lo không có suất vào ĐH.
Ngoài ra, chú Hoàng Tùng chia sẻ với con ấn tượng của mình về ĐH trải nghiệm, mà ở TP.HCM có ĐH FPT là một ví dụ. Không ngờ, con trai chú cũng biết đến ĐH FPT. Hai cha con cùng thống nhất sẽ đến tận nơi tham quan học xá, thử trải nghiệm một số hoạt động ở trường. “ĐH FPT vừa hay có phương án xét tuyển học bạ hoặc điểm thi THPT. Nếu con trai thấy hợp với môi trường trải nghiệm ở đó, mình ủng hộ con nộp hồ sơ vào trường luôn” – chú Tùng cho biết.
Đồng hành cùng con chọn trường
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng nhiều trường ĐH đã có những biện pháp giảm căng thẳng thi cử cho học sinh lớp 12. Các chuyên gia giáo dục cũng khuyên phụ huynh đồng hành cùng con chọn trường, chọn ngành nhưng đừng biến nó thành cuộc chiến.
Ngoài học kiến thức, sinh viên ĐH FPT còn được trải nghiệm nhiều hoạt động trong đó có văn hóa truyền thống qua bộ môn nhạc cụ dân tộc và Vovinam |
Cùng con chọn ĐH trải nghiệm với phương thức xét tuyển giảm áp lực, như ĐH FPT, có lẽ là một trong những cách phụ huynh đồng hành với con. Khác với mô hình ĐH truyền thống, ĐH FPT không đặt nặng vấn đề truyền thụ kiến thức hàn lâm một chiều, thụ động đến người học. Các hoạt động đào tạo và đời sống sinh viên ở đây xoay quanh các nhóm trải nghiệm phù hợp với tâm lý giới trẻ và nhu cầu của xã hội.
Thông qua hoạt động trải nghiệm, sinh viên có cơ hội va vấp, thử thách, khám phá bản thân và tự trang bị cho mình bộ kỹ năng sống hữu ích. Những kinh nghiệm và kỹ năng có được ở trường ĐH giúp sinh viên ĐH FPT tự tin với vốn ngoại ngữ tốt, khả năng thích ứng linh hoạt với nhiều hoàn cảnh, có định hình rõ ràng về bản thân, tự kiến tạo tương lai. Học ĐH FPT, trong những học xá đầy đủ tiện ích cũng là cách các bạn trẻ trải nghiệm đời sống sinh viên sôi nổi đúng nghĩa.
Trong bối cảnh kiến thức hàn lâm có thể học được qua sách báo, Internet thì chính những trải nghiệm, kỹ năng có được từ trường ĐH làm nên lợi thế cạnh tranh khác biệt của sinh viên ĐH FPT trong thị trường lao động. Một lựa chọn không quá áp lực, hứa hẹn tạo nên giá trị cho người học trong tương lai, có lẽ là điều sĩ tử và phụ huynh cần cân nhắc trong mùa tuyển sinh 2021.
Ngọc Trâm