“Chiến thuật” sắp xếp nguyện vọng để dễ dàng chọn trường ưng ý

Bên cạnh việc ghi chính xác hồ sơ, sĩ tử cần phải chọn tổ hợp môn thi phù hợp, đăng ký nguyện vọng sao cho hợp lý để tăng cơ hội trúng tuyển.

Khi sắp xếp nguyện vọng, teen đừng quên “giắt túi” 3 bí quyết “nhỏ mà có võ” sau đây để dễ dàng chọn trường ưng ý, đỗ đạt đúng với kỳ vọng và mong ước của bản thân.

Sắp xếp nguyện vọng theo nguyên tắc “3 ưu tiên”

Khi xét tuyển nguyện vọng đợt 1, hệ thống lọc điểm của Bộ GD&ĐT sẽ xét điểm theo thứ tự từ trên xuống, căn cứ vào điểm chuẩn các trường công bố. Nếu nguyện vọng 1 thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình đăng ký thì các nguyện vọng 2, 3, 4… lúc này sẽ “vô hiệu”. Chỉ khi nào nguyện vọng 1 này không trúng thì mới xét tuyển tiếp đến các nguyện vọng sau. Vì vậy, việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng là rất quan trọng. Tránh trường hợp chọn sai ngay từ nguyện vọng 1 khiến thí sinh mất cơ hội trúng tuyển do chọn trường có điểm chuẩn quá cao so với năng lực hoặc trúng tuyển nhưng không ưng ý (do chọn trường có điểm chuẩn thấp để an tâm đỗ, trong khi năng lực và kết quả thi đủ để xét tuyển vào những trường tốt hơn).

Thí sinh nên sắp xếp đăng ký nguyện vọng theo nguyên tắc 3 ưu tiên để tăng cơ hội trúng tuyển

Bí quyết để giảm bớt tình huống rủi ro này đó là ngay từ khi sắp xếp nguyện vọng, teen cần áp dụng nguyên tắc 3 ưu tiên. Cụ thể là: Ưu tiên ngành học thích nhất, ưu tiên trường đại học phù hợp năng lực nhất và ưu tiên xét điểm tổ hợp môn có điểm thi cao nhất. Việc chọn ngành học chính xác vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp thí sinh đủ kiên nhẫn và yêu thích để hoàn thành quá trình bốn năm đại học và lộ trình nghề nghiệp sau này. Chọn ngành trùng với thế mạnh bản thân bạn sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức. Chọn trúng ngành học yêu thích sẽ tăng thêm niềm vui, sự hứng khởi trong quá trình học tập.

Phải có ít nhất 1 nguyện vọng “cứu cánh”

Thực tế từ những mùa tuyển sinh trước cho thấy, nhiều thí sinh đạt điểm cao thường có tâm lý chủ quan với điểm số của mình nên có xu hướng đăng ký vào những trường top trên và thường nộp rất ít nguyện vọng. Tuy nhiên, rủi ro luôn thường trực nếu năm đó điểm thi ở mức cao chung. Tỷ lệ chọi ở những trường top trên khi đó sẽ “gắt” hơn bao giờ hết và bạn vẫn có nguy cơ trượt nguyện vọng 1 dù sở hữu số điểm đẹp như mơ.

Thí sinh nên có một nguyện vọng an toàn để đảm bảo chắc chắn đỗ nếu trượt những nguyện vọng đầu tiên

Để đảm bảo an toàn, thí sinh nên đăng ký thêm cả những ngành học có thể mình ít yêu thích hơn nhưng sát, thậm chí thấp hơn hẳn so với năng lực của mình để tăng cơ hội trúng tuyển. Những nguyện vọng dự phòng này thường được xếp sau cùng (NV4, NV5…), nhằm đảm bảo trong trường hợp xấu nhất là thí sinh không đỗ những nguyện vọng ưu tiên (NV1, NV2, NV3) thì vẫn có khả năng trúng tuyển vào đại học bằng nguyện vọng “cứu cánh”.

Có một nguyện vọng thông minh tăng cơ hội trúng tuyển từ hôm nay

Thay vì băn khoăn trước những lựa chọn, sắp xếp thứ tự nguyện vọng, thời điểm này rất nhiều thí sinh đã biết đến phương thức xét tuyển online vào ĐH FPT bằng điểm học bạ. Đây được coi là một nguyện vọng thông minh trong “cuộc đua” vào đại học năm nay bởi chúng mình chỉ cần có trong tay giấy báo tốt nghiệp tạm thời là đã có cơ hội xách balo lên và đi nhập học tại ĐH FPT ngay rồi! Áp lực thi THPT không chỉ giảm đi 1 nửa mà quãng đường tới cánh cửa Đại học của bạn cũng đã rút ngắn. Teen chẳng cần lo lắng quá nhiều về việc sắp xếp nguyện vọng mà vẫn có thể “về đích” sớm với phương thức xét tuyển online của ĐH FPT.

Tăng cơ hội “cán đích” giảng đường sớm với lựa chọn xét tuyển online bằng học bạ ngay từ hôm nay

Với phương thức nộp hồ sơ trực tuyến đơn giản và nhanh chóng, thí sinh không cần phải trực tiếp đến trường, ngược lại còn được tư vấn hỗ trợ 24/7 bởi đội ngũ tư vấn tuyển sinh. So với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT, phương thức xét học bạ giúp thí sinh đậu đại học sớm hơn. Chỉ cần có điểm năm 11 và học kỳ 1 lớp 12, bạn đã có thể xét học bạ và có cơ hội trúng tuyển vào Đại học ngay sau khi tốt nghiệp THPT mà không cần lo lắng quá nhiều về thứ tự nguyện vọng ưu tiên hay tỷ lệ chọi.

Theo Kênh 14

Tin tức Liên quan