Câu chuyện học vẽ trong ngành thiết kế: Học thiết kế có cần phải biết vẽ?

Chẳng biết từ khi nào và từ bao giờ cái quan niệm này được định hình rõ ràng trong suy nghĩ của tất cả mọi người, rằng dân thiết kế hẳn là người biết vẽ, thậm chí vẽ rất đẹp là đằng khác. Vẽ là môn học bắt buộc ở bất kỳ ngành nghề nào có liên quan đến thiết kế tại các trường đại học. Phải chăng, vẽ đẹp mới học thiết kế?

 

“Bạn học thiết kế hả? Chắc là vẽ đẹp lắm ha?”

Chẳng biết từ khi nào và từ bao giờ cái quan niệm này được định hình rõ ràng trong suy nghĩ của tất cả mọi người, rằng dân thiết kế hẳn là người biết vẽ, thậm chí vẽ rất đẹp là đằng khác. Thực ra cũng hoàn toàn dễ hiểu vì có không ít designer có một bộ sưu tập khủng về tranh, ảnh minh hoạ ở đủ các thể loại, từ vẽ truyền thống, vẽ chì, màu nước đến các dòng tranh digital, muôn hình vạn trạng. Vẽ là môn học bắt buộc ở bất kỳ ngành nghề nào có liên quan đến thiết kế tại các trường đại học. Phải chăng, vẽ đẹp mới học thiết kế?

 

 

Vậy… muốn học thiết kế liệu có cần phải vẽ đẹp?

Trước tiên, chúng ta cần định hình rõ ràng rằng, ngành thiết kế đồ hoạ hay bất kỳ ngành nghề thiết kế nào đều thuộc lĩnh vực nghệ thuật, và các môn vẽ sẽ góp phần rèn luyện và định hình tư duy thẩm mỹ của chúng ta thông qua các bài vẽ chì, vẽ màu cơ bản. Thiết kế không chỉ đơn thuần là những gì nhìn thấy được bên ngoài mà còn về cảm giác, cảm xúc khi của người xem. Mỗi người sẽ có một xuất phát điểm khác nhau, có bạn sẽ vẽ rất giỏi và thành thạo do có tìm hiểu và học tập từ trước, nhưng cũng vẫn có những bạn là “một tấm chiếu mới”, chưa từng trải và phải bắt đầu từ những bước đầu tiên trong hành trình học vẽ. Nhưng chung quy, dù có biết vẽ hay chưa, tất thảy chúng ta đều có cùng một điểm đến, đó là sự khai mở trong tư duy thẩm mỹ, truyền tải được những nội dung và thông điệp qua từng sản phẩm thiết kế. Những môn học này góp phần giúp chúng ta hoàn thiện hơn, định hình rõ ràng hơn quan niệm về cái đẹp trong nghệ thuật, từ đó xây dựng nền tảng cho các môn học thiết kế về sau. 

 

Ở Đại học FPT, môn vẽ sẽ có những gì?

Tại đại học FPT, chương trình học sẽ chú trọng đào tạo và xây dựng tư duy nghệ thuật cho sinh viên ngành đồ hoạ qua các môn vẽ tay ở 3 học kỳ đầu tiên nhằm hoàn thiện kiến thức về nghiên cứu hình họa, giải thích những nguyên lý cơ bản của khoa học về màu sắc. Theo trình tự, sinh viên tại Đại học FPT sẽ được học các môn vẽ hình khối, tĩnh vật (mã DRS), vẽ tượng thạch cao, chân dung (mã DRP), nguyên lý thị giác (mã VCM), nguyên lý đồ hoạ (mã GDF), vẽ tốc hoạ (mã DRD), giải phẫu học (mã AFA), vẽ phối cảnh (mã PST) và vẽ màu nước (mã CAD). Ở mỗi môn, giảng viên sẽ hướng dẫn và giảng dạy từ những kỹ thuật cơ bản nên hoàn toàn dễ dàng và thuận tiện cho những bạn chưa có nền tảng về vẽ vời cũng có thể thực hiện bản vẽ chính xác, xây dựng bố cục hoàn chỉnh cho những sản phẩm thị giác. Qua từng tiết học, bài vẽ, các bạn sinh viên có thể tích luỹ được những kiến thức của bộ môn mỹ thuật, xây dựng nền tảng cho những bạn có đam mê trong lĩnh vực truyện tranh, minh hoạ, hoạt hình… được tiếp cận với những kỹ thuật, ý tưởng vô cùng độc đáo.

 

 

Kỹ năng vẽ tay đối với designer

Học vẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy thẩm mỹ, vậy nếu vẽ không đẹp thì có học thiết kế được không? Tất nhiên là hoàn toàn có thể! Chúng ta nên hiểu rằng, nghề thiết kế, nhất là thiết kế đồ hoạ, bao hàm rất nhiều mảng và lĩnh vực khác nhau như vẽ minh hoạ, thiết kế logo, banner, thiết kế bao bì sản phẩm, in ấn, dựng phim, dựng kỹ xảo điện ảnh, thiết kế trải nghiệm người dùng, và còn vô vàn lĩnh vực, ngành nghề khác. Ở từng lĩnh vực, việc vẽ tay có thể đóng vai trò chủ yếu hoặc thứ yếu, tuỳ vào yêu cầu mà agency đề ra. Tuy nhiên, ngoài các ngành minh hoạ, truyện tranh hay hoạt hình, hầu như yêu cầu về kỹ năng vẽ tay thường ít khi xuất hiện.

 

 

Kết

Dân thiết kế thường đùa với nhau rằng, ví việc học thiết kế mà biết vẽ tay tốt thì như “trúng số” vậy, nếu có thì rất tốt, nhưng không có thì cũng chả làm sao vì đơn giản rằng chúng ta có thể thử sức ở nhiều chuyên môn khác nhau mà không cần phải có một kỹ năng vẽ tốt. Tại đại học FPT, nhà trường không có yêu cầu đầu vào ở môn vẽ tay, tất cả sinh viên đều được học tập và rèn luyện vẽ cơ bản từ những ngày đầu tiên của chuyên ngành. Nếu bạn vẫn còn e ngại, dại gì mà không một lần thử sức để khai phá bản thân, biết đâu Đại học FPT lại là chân ái của bạn thì sao! 

 

   Trường An    

 

Tin tức Liên quan