Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn "chất nghệ"

Nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng nhạc cụ dân tộc lại là một môn học chính khóa tại ĐH FPT - ngôi trường vốn nổi danh về đào tạo ngành công nghệ. Để SV IT vốn chỉ quen lập trình, nghiên cứu thuật toán có thể thổi sáo giỏi, gảy đàn hay, giảng viên trường này đã có những phương pháp dạy khiến ai cũng phải trầm trồ.

Học tỳ bà qua phương pháp dạy "mùa nào thức nấy"

Đây là cách đặc biệt của nữ giảng viên xinh đẹp Nguyễn Thùy Chi, bộ môn Nhạc cụ dân tộc Trường ĐH FPT. Nữ giảng viên xinh đẹp đã dành hơn 20 năm thanh xuân gắn bó với cây đàn tỳ bà. Bỏ ra nhiều công sức, thời gian theo đuổi nhạc cụ này, cô Thùy Chi hiện sở hữu cả một bảng dài thành tích "khủng" như: HCV Liên hoan đàn và hát dân ca chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội 2008, học bổng Tài năng âm nhạc Toyota, giải Ca nương xuất sắc nhất tại Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014, Tốt nghiệp thủ khoa Học viện Âm nhạc Hà Nội…

Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn chất nghệ - Ảnh 1.

Cô Thùy Chi - Giảng viên bộ môn Nhạc cụ dân tộc ĐH FPT Hà Nội

Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn chất nghệ - Ảnh 2.

Cô Thùy Chi cùng các SV ĐH FPT trong lớp học nhạc cụ dân tộc

Trở thành giảng viên nhạc cụ dân tộc trường ĐH FPT Hà Nội, cô Thùy Chi chia sẻ đó là một cơ duyên, niềm vui và cũng là những trải nghiệm rất đáng nhớ trong đời. Bởi lẽ SV của trường phần nhiều là các bạn theo học ngành Công nghệ thông tin, quen "múa" phím hơn là gảy đàn, giỏi đọc các thông số kỹ thuật hơn là đọc bản nhạc. Để truyền cảm hứng và dạy dân IT chơi đàn tỳ bà "chất nghệ", bí kíp của cô Thùy Chi đó là "mùa nào thức nấy", chủ đề bài dạy luôn gắn liền với các sự kiện trong thực tế cuộc sống để tăng sự hấp dẫn đối với SV.

"Mỗi khoá học sẽ có một vài ngày lễ, ví dụ lễ Noel cô sẽ dạy các bạn SV đàn những bản nhạc về Giáng sinh; ngày Tết cổ truyền học đàn những bài hát đón Xuân, chúc mừng năm mới; tới ngày 20/11 sẽ học đàn các tác phẩm thân thuộc về trường lớp, thầy cô…" - Nữ giảng viên chia sẻ.

Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn chất nghệ - Ảnh 3.

Ở ĐH FPT, SV IT cũng có thể chơi đàn tỳ bà siêu "mượt"

Chỉ sau vỏn vẹn 6 tuần nhưng nhờ tạo cảm hứng và gắn với các sự kiện thực tế nên SV Công nghệ thông tin hoàn toàn có thể chơi đàn thành thạo những bản nhạc mà các bạn yêu thích. Ngoài những ca khúc trending, trong tiết dạy cô còn thường xuyên biểu diễn những bài dân ca, những bài tác phẩm dành riêng cho cây đàn tỳ bà để lan tỏa tình yêu, truyền cảm hứng với nhạc cụ dân tộc cho các bạn trẻ.

Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn chất nghệ - Ảnh 4.

Bằng sự sáng tạo của mình, SV ĐH FPT có thể hòa âm nhạc cụ dân tộc trong các giai điệu trẻ trung, mang tới những tiết mục giao thoa giữa hiện đại và truyền thống

Khi khen thưởng là "thần dược" của lớp học sáo trúc

Làm sao để truyền cảm hứng cho SV với bộ môn sáo trúc - một nhạc cụ đầy âm hưởng truyền thống và không còn quá phổ biến trong giới trẻ thực sự là chuyện không dễ dàng. Lời giải cho bài toán khó nhằn này đã được thầy Nhật Tân, giảng viên bộ môn Nhạc cụ dân tộc tại ĐH FPT Đà Nẵng tìm ra và khiến ai nấy phải trầm trồ trước độ thành công "rất gì và này nọ".

Theo đó, thầy Tân quan niệm tiết dạy của mình không đơn thuần là giảng giải, chỉ dẫn mà cần phải lắng nghe chia sẻ và tâm sự để thấu hiểu các bạn SV. Thầy Tân luôn đề ra những mục tiêu dù là nhỏ nhất cho SV để các bạn có động lực phấn đấu. Câu nói mà thầy luôn nhấn mạnh trên lớp đó là "Điều gì mình nghĩ nó dễ thì nó sẽ dễ, điều gì mình nghĩ nó khó thì nó sẽ khó. Và sự thật là sáo trúc không khó như các bạn nghĩ đâu". Kể cả khi SV không có năng khiếu nhưng chăm chỉ tập luyện thì thầy vẫn ngợi khen để các bạn có thêm niềm tin vào năng lực của bản thân, không bao giờ nản chí.

Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn chất nghệ - Ảnh 5.

Thầy Tân (đứng giữa, hàng trên) và các bạn SV ĐH FPT trong tiết học nhạc cụ dân tộc

Cũng theo thầy Tân bật mí, trong một kỳ học thầy sẽ dành khoảng 30 suất quà đặc biệt là 30 cây sáo trúc do thầy tự tay làm để tặng các bạn SV xuất sắc nhất. Hơn cả giá trị vật chất, món quà này còn là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và giúp truyền cảm hứng để các bạn SV "tiếp lửa" tình yêu với sáo trúc nói riêng, nhạc cụ dân tộc nói chung.

Bí quyết của thầy cô nhạc cụ dân tộc để sinh viên IT cũng có thể chơi đàn chất nghệ - Ảnh 6.

SV ĐH FPT dù theo học lĩnh vực công nghệ nhưng thổi sáo, gảy đàn nguyệt, đàn tỳ bà cũng "chất nghệ" chẳng kém ai

"Đến với sáo trúc từ con số 0, mình đã nhiều lần bị tụi bạn cùng phòng "tống cổ" ra ngoài vì luyện tập những bản nhạc có phần "chói tai" và không ra giai điệu nào cả. Nhưng nhờ những tiết học truyền cảm hứng và sự hướng dẫn tận tình, đôi khi là những lời góp ý "thô mà thật" của thầy Tân, mình đã tự tin để biến điểm 0 thành điểm 8 môn sáo trúc. Mình thực sự hạnh phúc khi nhận được thành quả xứng đáng cho chuỗi ngày rèn công khổ luyện này. Thầy Tân đã giúp mình tự tin hơn và có cái nhìn khác về nhạc cụ dân gian, âm nhạc truyền thống của dân tộc" - Bạn Lê Anh Đức, SV trường ĐH FPT Đà Nẵng chia sẻ.

*Ảnh trong bài được nhân vật chụp trước khi dịch Covid-19 diễn ra trong và ngoài nước.


Tin tức Liên quan